Bộ lọc khí nén

Original price was: 230.000 ₫.Current price is: 200.000 ₫.

(1 đánh giá của khách hàng)
Tình trạng:
Bảo hành:
GTIN: 8931542928922 Mã: 92892 Danh mục:

Cập nhật lần cuối ngày 09/08/2023 lúc 04:08 chiều

Tìm hiểu về bộ lọc khí nén

Bộ lọc khí nén là thiết bị được sử dụng với nhiệm vụ lọc sạch khí nén (loại bỏ bụi bẩn, hơi nước,… có  trong khí nén), trước khi khí nén được sử dụng để đưa vào vận hành các thiết bị khí nén khác trong hệ thống.

Để thực hiện được thao tác lọc sạch khí nén, thiết bị này được lắp đặt lên trên các đoạn đường ống có dòng khí nén chảy qua, nhờ vào cấu tạo đặc biệt và các màng lọc được bố trí bên trong, chúng sẽ giữ lại bụi bẩn, cùng với nước ngưng tụ.

Hình ảnh bộ lọc khí nén
Hình ảnh bộ lọc khí nén

Tại sao cần sử dụng bộ lọc khí nén?

Việc khí nén có lẫn tạp chất là điều hoàn toàn bình thường, vì khí nén được tạo ra từ không khí lấy từ môi trường bên ngoài, và được nén lại nhờ vào máy nén khí.

Những tạp chất này nếu không được loại bỏ, sẽ gây mất ổn định trong quá trình hoạt động của hệ thống, ngoài ra lượng bụi bẩn cùng với và hơi nước tích tụ bên trong hệ thống, sẽ làm giảm tuổi thọ của các thiết bị sử dụng khí nén. Vì vậy việc sử dụng bộ lọc khí nén là rất cần thiết.

Bộ lọc khí nén sử dụng trong công nghiệp
Bộ lọc khí nén sử dụng trong công nghiệp

Thông số kỹ thuật của bộ lọc khí nén

  • Giới hạn áp suất hoạt động: 10 bar, 16 bar,…
  • Kích thước cổng nối: 1/8 inch, 1/4 inch, 3/4 inch,…
  • Kiểu cổng nối: Nối ren, nối bích
  • Vật liệu chế tạo chính: Nhôm, nhựa, kính,…
  • Lưu lượng khí đi qua bộ lọc: 1000m³ /phút, 1500m³/phút, 2000m³/phút,…
  • Nhiệt độ làm việc: Từ -5℃ đến 70℃
  • Kiểu dáng: Bộ lọc đơn, bộ lọc đôi,…
  • Lưu chất ứng dụng: Khí nén, khí nito,…
  • Đơn vị sản xuất: Airtac – Đài Loan, Parker – Mỹ, Festo – Đức,…
  • Chính sách bảo hành: 12 tháng.
Thông số kỹ thuật của bộ lọc khí nén
Thông số kỹ thuật của bộ lọc khí nén

Phân loại bộ lọc khí nén dựa trên chức năng

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bộ lọc khí nén khác nhau, và tất nhiên sự khác biệt về chủng loại này sẽ dẫn đến sự khác biệt về tính năng của từng loại sản phẩm, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chủng loại của bộ lọc khí nén.

Bộ lọc khí nén đơn

Kiểu bộ lọc khí nén dạng cốc lọc đơn, được đánh giá là kiểu bộ lọc cơ bản nhất, thiết bị được cung cấp vời hình dáng một cốc lọc đơn lẻ, được lắp đặt trực tiếp lên đường ống, dựa vào lõi lọc được bố trí bên trong sản phẩm, để giữ lại bụi bẩn và hơi nước đi kèm với khí nén, trong quá trình làm việc.

Với kiểu bộ lọc này ta sẽ có hai kiểu tùy chọn về chức năng đó là, lựa chọn những sản phẩm được thiết kế kèm theo van điều áp, hoặc lựa chọn sản phẩm chỉ có chức năng duy nhất là lọc sạch khí nén.

Bộ lọc đơn được sử dụng trong nhiều hệ thống khí nén, và được cung cấp vời đa dạng kích thước khác nhau, đối với những thiết bị có kích thước lớn, bộ phận cốc lọc được đúc nguyên khối từ kim loại, chúng thường được lắp đặt ngay sau các máy nén khí công suất lớn, để lọc sơ bộ khí nén cung cấp cho toàn nhà máy. Đối với những thiết bị có kích thước nhỏ hơn, chúng được sử dụng trược những bộ phận, thiết bị hoặc phía sau những thiết bị máy nén khí công suất nhỏ, đi vào bên trong các thiết bị vận hành bằng khí nén.

Bộ lọc khí nén 1 lõi lọc (bộ lọc đơn)
Bộ lọc khí nén 1 lõi lọc (bộ lọc đơn)

Bộ lọc khí nén đôi

Bộ lọc khí nén hai cốc lọc, được thiết kế vời hai cốc lọc cạnh nhau, tuy nhiên thường thì loại thiết bị này, không được thiết kế hai lõi lọc tương ứng với hai cốc lọc này, mà thay vào đó là một cốc đảm nhận chức năng lọc, cốc còn lại được thiết kế để chứa dầu bôi trơn. Khi mà khí nén có áp lực cao chảy qua bộ phận này, sẽ kéo theo một lượng dầu nhỏ đi vào các thiết bị vận hành bằng khí nén, lượng dầu này sẽ có nhiệm vụ bôi trơn các cơ cấu tiếp xúc với nhau trong quá trình làm việc.

Phần lớn các thiết bị bộ lọc khí nén hai cốc lọc, trên thân đều được thiết kế bộ phận van điều áp, cung cấp chức năng điều chỉnh áp suất của khí nén sau khi, đi qua bộ lọc. Ở bộ phận cốc chứa dầu, được bố trí van chỉnh dầu, để kiểm soát lượng dầu được cung cấp vào hệ thống là nhiều hay ít, tùy thuộc vào thiết bị sử dụng khí nén.

Bộ lọc khí nén đôi
Bộ lọc khí nén đôi

Cấu tạo của bộ lọc khí nén

Như bạn đã biết có nhiều loại bộ lọc khí nén khác nhau được cung cấp, cũng như đang được sử dụng trên các hệ thống khí nén, những chủng loại này có sự khác biệt nhất định về chức năng và cấu tạo.

Trong phạm vi của bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cấu tạo, của loại bộ lọc khí nén cơ bản.

Bộ lọc khí nén được cấu tạo từ các bộ phận sau:

  1. Cốc lọc: Bộ phận được thiết kế với hình dáng giống như một chiếc cốc, với vật liệu chế tạo là thủy tinh hoặc nhựa trong suốt, cho phép người dùng có thể quan sát được tình trạng màng lọc bên trong, khi nào cần thay thế.
  2. Bộ phận lọc: Bộ phận lọc được lắp đặt bên trong cốc lọc, là chi tiết trực tiếp giữ lại các tạp chất đồng hành cùng khí nén bên trong hệ thống. Lõi lọc thường được thiết kế với kiểu hình trụ tròn, bộ phận này thường được chế tạo từ vật liệu Polymer.
  3. Thân: Thân của bộ lọc khí nén, được chế tạo từ nhôm có nhiệm vụ liên kết các bộ phận và chi tiết cấu thành của thiết bị, bên trong thân của bộ lọc khí được thiết kế các cổng kết nối với đường ống, và đường dẫn khí đến bộ phận lọc.
  4. Van xả nước ngưng: Van xả được bố trí ở đáy cốc lọc, bộ phận này được thiết kế mở ở áp suất bình thường, trong quá trình làm việc dưới tác động của áp lực khí nén, van sẽ tự động đóng, khí kết thúc quá trình làm việc, van sẽ mở ra để lượng nước ngưng tụ được chảy ra bên ngoài, cũng có nhiều thiết bị sẻ sử dụng loại van thủ công, để đóng mở theo nhu cầu.
Cấu tạo của bộ lọc khí nén
Cấu tạo của bộ lọc khí nén

Hoạt động của bộ lọc khí nén

Xuất phát từ chức năng và đặc điểm cấu tạo của thiết bị, ta có thể thấy bộ lọc khí nén có cách thức hoạt động tương đối đơn giản, đó là việc định hướng dòng chảy của khí nén, đi qua lõi lọc sao cho lượng khí nén đi qua tiếp xúc với diện tích lõi lọc là lớn nhất, qua đó mang lại hiệu quả làm việc cao nhất.

Hoạt động lọc sạch khí nén của thiết bị diễn ra cụ thể như sau:

Đầu tiên bộ lọc khí được lắp đặt lên đường ống khí nén, đúng như chiều được ký hiệu trên thân bộ lọc. Khi hệ thống hoạt động dòng khí nén có áp suất cao, được chảy vào bên trong bộ lọc thông qua bộ phận cánh phân tán, khí nén được chia thành nhiều luồng khác nhau và luân chuyển bên trong cốc lọc, đồng thời xoáy quanh chi tiết lõi lọc, trong suốt quá trình làm việc, chuyển động xoáy của dòng chảy khí nén, giúp tăng tối đa diện tích tiếp xúc của khí nén với lõi lọc.

Do sự chênh lệch về áp suất làm việc, khí nén sẽ có xu hướng đi xuyên qua lõi lọc, và trong khí nén luôn tồn tại các loại tạp chất, những tạp chất này có kích thước lớn hơn rất nhiều so với phân tử khí, nên chúng sẽ bị lõi lọc giữ lại. Trong suốt quá trình làm việc liên tục, độ ẩm có trong hơi nước được ngưng tụ lại tạo thành nước và chảy xuống đáy của bộ lọc. Đáy của bộ lọc được thiết kế các van xả (van tự động xả hoặc van thủ công), chúng cho phép xả lượng nước ngưng tụ, trong bộ lọc ra bên ngoài.

Trên đây là hoạt động cơ bản của bộ lọc khí nén cơ bản, chúng thường sử dụng các định luật vật lý để thực hiện quá trình lọc sạch khí nén. Ngoài ra còn có nhiều thiết bị kết hợp sử dụng, bộ lọc hóa chất để nâng cao khả năng làm sạch khí nén.

Hoạt động của bộ lọc khí nén
Hoạt động của bộ lọc khí nén

Ứng dụng thực tiễn của bộ lọc khí nén

Bộ lọc khí nén được sử dụng với chức năng chính là lọc sạch những tạp chất, và loại bỏ nước ngưng tụ bên trong khí nén, ngoài ra phụ thuộc vào chủng loại sản phẩm, thiết bị này còn được tích hợp thêm một số chức năng phụ bao gồm, cung cấp dầu bôi trơn cho thiết bị vận hành bằng khí nén, khả năng điều chỉnh áp suất khí nén sau khi đi qua bộ lọc. Với những chức năng trên, thiết bị được sử dụng trong tất cả các hệ thống khí nén phục vụ cho các ứng dụng cụ thể khác nhau.

Một vài ví dụ về ứng dụng của bộ lọc khí nén có thể kể đến bao gồm:

  • Hệ thống khí nén trong các nhà máy sản xuất: Hiện tại các hệ thống khí nén được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy, để thực hiện những thao tác hoặc công việc có tính lặp lại, nhờ vào sự kết hợp nhiều loại thiết bị khí nén phù hợp. Bộ lọc khí nén được sử dụng trong hệ thống đảm bảo, khí nén được sử dụng để vận hành hệ thống, đáp ứng được yêu cầu sạch, ổn định, đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh áp suất.
  • Hệ thống khí nén trong các gara sửa chữa: Đối với các gara sửa chữa quy mô lớn nhỏ đều sử dụng đến rất nhiều loại dung cụ, thiết bị vận hành bằng khí nén, vì vậy một hệ thống có khả năng tạo ra và duy trì nguồn cung khí nén thích hợp, là cần thiết trong các gara. Mặc dù với công suất nhỏ hơn nhiều so với quy mô công nghiệp, nhưng chúng cũng cần sử dụng đến bộ lọc khí nén, để lọc sạch khí trước khi sử dụng cho các thiết bị khí nén.
  • Ứng dụng trên các loại máy móc phương tiện: Bộ lọc khí nén cũng là bộ phận được sử dụng khá phổ biến, trên một số loại máy móc và phương tiện, đặc biệt là trên những phương tiện cỡ lớn như: Tàu biển, xe container, máy bay, các loại máy móc xây dựng hạng nặng,…

Trên đây là một số ví dụ về khả năng ứng dụng của, bộ lọc khí nén trong thực tiễn ứng dụng, qua đây quý bạn đọc có thể nắm rõ hơn chức năng mà thiết bị bộ lọc khí nén mang lại.

Ứng dụng của bộ lọc khí nén
Ứng dụng của bộ lọc khí nén

Lưu ý lắp đặt và bảo trì bộ lọc khí nén

Như bạn đã biết hầu hết các thiết bị bộ lọc khí nén, được sử dụng trên các đường ống khí nén, phần lớn đều thực hiện việc lọc khí nén, một cách hoàn toàn tự động. Nên hoạt động điều chỉnh thiết bị sẽ rất ít, tuy nhiên để thiết bị có thể làm việc quả có độ bền cao, ta cần lưu ý đến việc lắp đặt và bảo trì sản phẩm, theo như khuyến cáo của nhà sản xuất.

Lưu ý lắp đặt:

  • Chọn vị trí lắp đặt bộ lọc khí nén, đáp ứng được những yêu cầu như dễ dàng tiếp cận, không gây cản trở chuyển động của người hoặc các vật thể khác, trong quá trình làm việc.
  • Lắp đặt bộ lọc khí nén ở khoảng cách gần với nguồn khí nén, trước các thiết bị sử dụng khí nén (xi lanh khí nén, động cơ khí nén,…).
  • Lắp đặt bộ lọc khí nén theo đúng hướng dẫn, đúng chiều dòng khí được ký hiệu trên thân bộ lọc, để đảm bảo khả năng hoạt động hiệu quả.

Lưu ý bảo trì:

  • Thực hiện kiểm tra định kỳ trạng thái của bộ lọc khí nén, kiểm tra xem nó có bị tắc nghẽn hay không và có cần thay thế hay không.
  • Thay thế bộ lọc thô và bộ lọc tinh định kỳ để đảm bảo khả năng lọc hiệu quả của bộ lọc.
  • Kiểm tra định kỳ các đường ống khí nén để đảm bảo chúng không bị rò rỉ hoặc bị hỏng.
  • Kiểm tra định kỳ áp suất trong bộ lọc khí nén để đảm bảo nó không quá cao hoặc quá thấp.
  • Thực hiện vệ sinh và làm sạch bộ lọc khí nén định kỳ để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn và dầu tích tụ trên bề mặt bộ lọc.

Lưu ý rằng việc lắp đặt và bảo trì bộ lọc khí nén, nên được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn và kinh nghiệm, để đảm bảo an toàn và hiệu quả của chính thiết bị và cả hệ thống khí nén.

Sản phẩm bộ lọc khí nén tại Công Ty VIVA

Công ty VIVA là một trong những nhà cung cấp hàng đầu, các loại thiết bị công nghiệp, trong bao gồm bộ lọc khí nén tại Việt Nam. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ nhiều quốc gia, cùng với đó là dịch vụ bảo hành lâu dài, nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn VIVA, là đối tác cung cấp sản phẩm.

Các sản phẩm bộ lọc khí nén tại Công ty VIVA bao gồm:

  • Bộ lọc đơn
  • Bộ lọc đôi
  • Bộ lọc công nghiệp cỡ lớn
  • Bộ lọc sử dụng than hoạt tính,…

Công ty VIVA cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo hiệu quả lọc tối ưu và tuổi thọ dài. Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, và giải quyết các vấn đề liên quan đến bộ lọc khí nén.

Sản phẩm bộ lọc khí nén
Sản phẩm bộ lọc khí nén

Xem thêm sản phẩm bộ chia khí nén.

1 đánh giá cho Bộ lọc khí nén

  1. Avatar of Hoài Nam

    Hoài Nam

    Đã nhận được hàng, bộ lọc khí nén đúng chuẩn kích thước, sản phẩm đúng như mô tả.

Thêm đánh giá

THÔNG SỐ KỸ THUẬT
phone-icon zalo-icon