Đồng hồ đo lưu lượng hay lưu lượng kế, là một trong những thiết bị đo lường quan trọng, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, với mục đích cung cấp các giải pháp đo lưu lượng dòng chảy của các loại chất lưu, một cách hiệu quả nhất.
Chúng được cung cấp với nhiều chủng loại khác nhau, sử dụng những phương pháp đo đặc biệt, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông tin liên quan đến đồng hồ đo lưu lượng bao gồm: Phân loại, chức năng, phạm vi ứng dụng của đồng hồ đo lưu lượng,…
Tìm hiểu về đồng hồ đo lưu lượng
Đồng hồ đo lưu lượng có tên tiếng anh là “Flow meters”, là những thiết bị đo lường, được sử dụng với mục đích đo lưu lượng của các loại chất lưu (chất lỏng, chất khí), chảy bên trong các hệ thống đường ống. Với sự đa dạng trong chủng loại, thiết bị này được sử dụng để đo lưu lượng của hầu hết tất cả các chất lưu, trong nhiều điều kiện làm việc khác nhau, kể cả những điều kiện làm việc đặc biệt khó khăn (áp suất lớn, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp,…).
Việc đo lưu lượng có ý nghĩa quan trọng trong các hệ thống làm việc, từ giá trị lưu lượng mà ta thu thập được từ lưu lượng kế, có thể suy ra được nhiều thông số khác liên quan đến lưu chất làm việc như: Khối lượng lưu chất đã sử dụng, đánh giá hiệu suất làm việc của hệ thống, đánh giá chỉ số an toàn, căn cứ vào lưu lượng để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất,…
Tầm quan trọng của việc đo lưu lượng trong hệ thống công nghiệp
Lưu lượng được ký hiệu là Q, đại lượng này phản ánh lượng chất lỏng đi qua một mặt cắt nào đó trong một đơn vị thời gian, và nó được thể hiện qua công thức sau:
Q = V × A
Trong đó:
- Q – Lưu lượng chất lưu (m³/h)
- V – Tốc độ của dòng chảy chất lưu (m/h)
- A – Diện tích mặt cắt mà chất lỏng đi qua (m²).
Đo lưu lượng của chất lưu nói chung, là một yêu cầu quan trọng đối với nhiều hệ thống công nghiệp, việc đo lưu lượng không chỉ đơn giản là đánh giá hiệu suất làm việc, đánh giá hiệu quả kinh tế, mà các thông số lưu lượng đo được, còn sử dụng để đối chiếu với những quy chuẩn an toàn đặt ra đối với từng hệ thống làm việc.
Lịch sử phát triển của đồng hồ đo lưu lượng
Lịch sử đo lưu lượng dòng chảy đã có từ rất lâu trước đây, theo nhiều nguồn thông tin người ta ghi nhận, những phép đo lưu lượng sớm nhất được thực hiện ở Ai Cập cổ đại, người ta đã tiến hành đánh giá lượng nước của sông Nile, để phán đoán xem lượng nước có đủ để phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp hay không.
Hay tại Trung Quốc vào thời Nhà Tần đã triển khai dự án thủy lợi “Đô Giang Yển” với mục đích kiểm soát lượng nước tốt hơn.
(Những thông tin này mình tham khảo trên 2 website: proteusind.com và pflowmeters.com).
Lịch sử của những thiết bị đồng hồ đo lưu lượng đầu tiên, được ghi nhận vào thế kỷ 19 qua các mốc thời gian như sau:
- Năm 1738 Swiss Daniel thực hiện đo áp suất chênh lệch để đánh giá tốc độ chảy của dòng nước, tiếp theo vào khoảng năm 1790 nhà vật lý người Ý Giovanni Battista Venturi, đã tiến hàng nghiên cứu về ống Venturi, một kiểu đường ống tạo sự chênh lệch áp suất của dòng chảy, nhờ vào việc thay đổi tiết diện của đường ống.
- Năm 1842 nhà vật lý người Áo Christian Doppler, đã nghiên cứu và công bố hiệu ứng Doppler, mà sau này được áp dụng cho các thiết bị đồng hồ đo lưu lượng siêu âm.
- Rất lâu sau đó vào năm 1886, Hershel ở Hoa Kỳ đã áp dụng nguyên lý của ống Venturi, để tiến hành đo lưu lượng dòng chảy của nước.
- Sang đến thế kỷ 20 vào năm 1911 Đường xoáy von Kármán được phát hiện bởi nhà vật lý học người Hungary, Theodore von Kármán. Nó là tiền đề để phát triển dòng đồng hồ đo lưu lượng xoáy sau này.
Qua thời gian dài các thiết bị đồng hồ đo lưu lượng được ứng dụng và phát triển, kết hợp với việc áp dụng các định luật và tính chất vật lý vào cải tiến thiết bị, đến nay đồng hồ đo lưu lượng, được cải thiện rất nhiều về độ chính xác trong đo lường, cùng với đó là sự tiến bộ về vật liệu đã nâng cao độ bền, cho phép các thiết bị máy đo lưu lượng, làm việc trong nhiều điều kiện khó khăn hơn.
Phân loại đồng hồ đo lưu lượng
Để phân loại chi tiết thì có rất nhiều loại đồng hồ đo lưu lượng khác nhau, tuy nhiên căn cứ vào cấu tạo cơ bản, ta có thể phân loại các thiết bị đồng hồ đo lưu lượng thành 2 loại chính bao gồm:
- Đồng hồ đo lưu lượng điện tử: Là tên gọi chung dùng để chỉ những thiết bị đồng hồ đo lưu lượng, sử dụng các loại linh kiện điện tử như (các cảm biến điện tử, màn hình điện tử, bộ vi xử lý,…), làm các bộ phận cấu thành, một thiết bị đo hoàn chỉnh, một đặc điểm không thể tách rời của những thiết bị này đó là, chúng cần phải được cung cấp một nguồn điện phù hợp, để có thể làm việc.
- Đồng hồ đo lưu lượng cơ học: Đồng hồ đo lưu lượng dạng cơ, có cấu tạo đơn giản và mang lại hoạt động ổn định hơn, tuy nhiên chúng sẽ bị giới hạn so với đồng hồ đo lưu lượng điện tử. Mặc dù những thiết bị này có khả năng hoạt động độc lập, không cần cung cấp năng lượng.
Đồng hồ đo lưu lượng điện tử (Electronic Flow meters)
Đồng hồ đo lưu lượng điện tử được chế tạo với đa dạng chủng loại khác nhau, tương ứng vời những phương pháp đo được ứng dụng cho từng loại sản phẩm. Nhìn chung các thiết bị đồng hồ đo lưu lượng điện tử, được đánh giá là có khả năng đo lưu lượng với độ chính xác cao, được tính hợp nhiều tính năng trên cùng một thiết bị, khả năng ứng dụng rất đa dạng,… Tuy nhiên chúng có mức giá tương đối cao.
Đồng hồ đo lưu lượng điện từ
Đồng hồ đo lưu lượng lượng điện từ, là thiết bị cung cấp khả năng đo lưu lượng của các loại chất lưu có tính chất dẫn điện nhất định. Thiết bị này thực hiện việc đo lưu lượng của dòng chảy, bằng tạo ra một vùng từ trường bên trong thân của đồng hồ, khi chất lưu đi qua (chất lưu phải có tính dẫn điện) bên trong chất lưu đó sẽ phát sinh một dòng điện, dòng điện này sẽ mang một sức điện động (E), giá trị của E được đo bởi hai điện cực được đặt ở hai bên thành đường ống.
Đo tốc độ dòng chảy càng nhanh thì E càng lớn, nên thông qua phương trình tính toán và những thông số hiệu chỉnh, được nạp vào bộ vi xử lý của đồng hồ trước đó, đồng hồ sẽ tính toán và đưa ra giá trị lưu lượng phù hợp.
Loại máy đó lưu lượng này được đánh giá là phù hợp để đo lưu chất là những loại chất lỏng bao gồm: Nước, nước thải, hóa chất,… (với điều kiện chúng phải có tính dẫn điện).
Đồng hồ đo lưu lượng khối lượng
Đồng hồ đo lưu lượng khối lượng là loại máy đo lưu lượng đặc biệt, thay vì đo lưu lượng thể tích (m³/h) thiết bị này cung cấp khả năng đo lưu lượng khối lượng (kg/h), trong thực tế các thiết bị đo lưu lượng đều có khả năng chuyển đổi qua lại giữa lưu lượng thể tích và lưu lượng khối lượng, tuy nhiên những thiết bị khác sẽ đo trực tiếp lưu lượng thể tích, thông qua tính toán để đưa ra lưu lượng khối lượng.
Mà thể tích của các loại vật chất đều có xu hướng thay đổi, khi mà nhiệt độ thay đổi, điều này dẫn đến sai số trong đo lường ở những điều kiện nhiệt độ làm việc khác nhau. Đối với khối lượng thì không như vậy, khối lượng sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nhiệt độ, vì thế mà đồng hồ đo lưu lượng khối lượng, cung cấp giải pháp đo lưu lượng với độ chính xác cao hơn.
Hiện tại có hai loại đồng hồ đo lưu lượng khối lượng đang được sử dụng phổ biến:
- Đồng hồ đo lưu lượng khối lượng Coriolis
- Đồng hồ đo lưu lượng khối lượng nhiệt
Và đồng hồ đo lưu lượng khối lượng Coriolis được đánh giá là thiết bị đo lưu lượng, với độ chính xác cao nhất, đi kèm với độ chính xác cao, thì giá thành của sản phẩm này cũng cao hơn những dòng đồng hồ đo khác rất nhiều, nên chúng thường được ứng dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết, ví dụ như sử dụng để đo lưu lượng của những loại lưu chất có giá trị như xăng, dầu, khí đốt hoặc những hệ thống phối trộn nguyên liệu, đặt ra yêu cầu về độ chính xác cao.
Đồng hồ đo lưu lượng vortex
Đồng hồ đo lưu lượng vortex hay còn gọi là đồng hồ đo lưu lượng dạng xoáy, những thiết bị này được đánh giá là có khả năng đo lưu lượng của nhiều loại lưu chất khác nhau, bao gồm chất khí, chất lỏng, hơi nóng, nước thải,… Tuy nhiên với chất khí phải có mức áp suất đủ lớn, để duy trì được dòng xoáy ổn định, mà cảm biến của đồng hồ đo có thể tiếp nhận được.
Về cơ bản hoạt động của đồng hồ đo lưu lượng vortex diễn ra như sau, lòng trong của thân đồng hồ được có một thanh kim loại, được đặt vuông góc với phương của dòng chảy chất lưu, trong quá trính hệ thống làm việc, lưu chất chảy vào thân đồng hồ gặp phải thanh kim loại này sẽ tạo ra các dòng xoáy phía sau. Tần số suất hiện dòng xoáy tỉ lệ thuận với tốc độ của dòng chảy chất lỏng, bên trong thân đồng hồ được đặt một cảm biến nhỏ, để tiếp nhận các tín hiện dòng xoáy, tín hiệu này sau đó được truyền đến bộ vi xử lý, để tính toán và đưa ra giá trị lưu lượng phù hợp.
Đồng hồ đo lưu lượng siêu âm
Đồng hồ đo lưu lượng siêu âm là thiết bị sử dụng sóng siêu âm, để đo lưu lượng của chất lưu chảy qua bên trong đường ống.
Về bản chất sóng siêu âm là sóng âm có tần số cao từ 20000 Hz trở lên, (các thiết bị đồng hồ đo lưu lượng siêu âm, thường phát ra sóng âm từ 100 kHz đến 2 MHz, nhờ vào các đầu phát sóng được thiết kế đặc biệt). Do sóng siêu âm có tính chất truyền xuyên qua các loại vật liệu, đồng thời chúng cũng phản xạ lại một phần khi gặp vật cản trên đường truyền, điều này cho phép đồng hồ đo lưu lượng siêu âm, có thể ứng dụng để đo lưu lượng của nhiều loại đường ống khác nhau.
Tuy nhiên đồng hồ đo lưu lượng siêu âm không nên được sử dụng, để đo những dòng chảy quá chậm, với những dòng chảy có tốc độ chậm bên trong lòng chất lỏng không thể tạo ra được lượng bọt nước cần thiết để sóng âm phản xạ, hoặc với những dòng chảy có chứa tạp chất như nước thải, tốc độ chảy chậm có thể làm những tạp chất trong dòng chảy lắng xuống đáy ống, điều này khiến cho sự phản xạ sóng âm không duy trì được sự ổn định, dẫn đến sai số trong đo lường.
So với thiết bị đo lưu lượng còn lại, đồng hồ đo lưu lượng siêu âm được coi là có khả năng lắp đặt linh hoạt và dễ dàng nhất, khi không làm gián đoạn đường ống dẫn lưu chất, thay vào đó ta chỉ cần cố định các đầu thu và đầu phát sóng lên đường ống, theo quy chuẩn (tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ được thiết kế, để lắp đặt vào giữa hai đoạn đường ống).
Đồng hồ đo lưu lượng tuabin
Đồng hồ đo lưu lượng tuabin sử dụng bộ phận cánh tuabin được đặt trong lòng đồng hồ, trong quá trình làm việc, dòng chảy của lưu chất trong hệ thống, tác dụng trực tiếp lên chi tiết cánh tuabin, từ đó làm quay bộ phận này. Tốc độ quay của tuabin tỉ lệ thuận với tốc độ chảy của lưu chất.
Phía trên của bộ phận tuabin, được bố trí cảm biến tốc độ quay của cánh tuabin, bộ phận này có tác dụng tiếp nhận tốc độ quay của tuabin, và biến đổi tốc độ đó thành tín hiệu điện để bộ phận xử lý có thể đọc và hiểu được.
Tín hiệu về tốc độ vòng quay của cánh tuabin, đước xử lý thông qua những thuật toán được nạp sẵn vào đồng hồ đo, kết hợp với các thông số được hiệu chỉnh ban đầu, sẽ cho ra giá trị lưu lượng của dòng chảy cần đo.
Với đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo lưu lượng tuabin, loại máy đo đo lưu lượng này thường được sử dụng để đo lưu lượng của khí, chất lỏng, hơi,… Với điều kiện chúng không có chưa các tạp chất bên trong, nếu bên trong chất lưu làm việc có chứa các hạt lơ lửng, trong quá trình làm việc chúng sẽ va đập vào cánh quạt, và gia tăng quá trình bào mòn, cánh tuabin, chưa kế những hạt có kích thước lớn, sẽ làm cho bộ phận này bị kẹt.
Đồng hồ đo lưu lượng chênh áp
Đồng hồ đo lưu lượng chênh áp sử dụng mối qua hệ giữa tốc đồ dòng chảy và áp suất, của chất lưu khi chúng đi qua một vị trí một vị trí đường ống có tiết diện thay đổi. Thông qua phương trình Bernoulli, để thể hiện mối quan hệ giữa sự thay đổi áp suất và tốc độ của dòng chảy.
Và trong một đường ông thẳng thông thường sẽ không thể tạo ra được, sự chênh lệch áp suất rõ dàng, khi mà chất lưu chảy qua, nên người ta đã thiết kế các biên dạng đường ống đặc biệt, đặt vào trong khu vực cần đo để, tạo ra sự chênh lệch áp suất, thông qua các phép tính, bộ vi xử lý sẽ đưa ra giá trị lưu lượng dòng chảy phù hợp.
Dựa trên đặc điểm hình học của bộ phận tạo sự chênh lệch áp suất, thiết bị có những biến thể sau:
- Ống Venturi
- Tấm kim loại thu hẹp tiết diện dòng chảy
- Ống pilot
- Ống rotameters.
Thiết bị thích hợp để đo lưu lượng của những lưu chất có tốc độ dòng chảy lớn, áp suất làm việc cao, bao gồm cả chất lỏng và chất khí.
Đồng hồ đo lưu lượng cơ học (Mechanical Flow meters)
Đồng hồ đo lưu lượng cơ học là dòng máy đo lưu lượng, được cấu thành từ các chi tiết và cơ cấu, để truyền và biến đổi chuyển động, từ bộ phận phản hồi với tốc độ của dòng chảy, đến cơ cấu bộ đếm số của đồng hồ.
Đặc điểm chung của các thiết bị đồng hồ đo lưu lượng dạng cơ, là chúng không cần phải cung cấp điện để có thể làm việc, thay vào đó chúng sử dụng trực tiếp lực tác động từ dòng chảy, lên bộ phận tương tác với chất lưu (tuabin, bánh răng, đĩa lệch,…), phụ thuộc vào cấu tạo của đồng hồ. Các thiết bị lưu lượng kế dạng máy cơ, được đáng giá là có độ bền và độ ổn định cao, gần như không cần bảo dưỡng, dựa vào đặc điểm cấu tạo, ta có thể phân loại thiết bị này thành các chủng loại bao gồm.
Đồng hồ đo lưu lượng cơ cánh tuabin
Thiết bị có bộ phận cánh tuabin đặt trong thân đồng hồ, chi tiết này sẽ quay khi có lực tác động từ dòng chảy lên bề mặt cánh, chuyển động này được dẫn đến bộ truyền bánh răng, thông qua trục dẫn động, thay vì sử dụng cảm biến như đồng hồ đo lưu lượng điện tử dạng tuabin.
Sản phẩm thường được sử dụng để đo lưu lượng nước, bởi ưu điểm hoạt động ổn định giá thành thấp, độ bền cao.
Đồng hồ đo lưu lượng cơ dạng hoán chuyển thể tích
Đồng hồ đo lưu lượng dạng chuyển đổi thể tích, được cấu tạo gồm một khoang chứa vời thể tích cố định, bên trong khoang chứa này, sẽ có 1 bộ đếm chuyển động của chất lưu chảy qua khoang này. Thiết bị sẽ đưa ra thông số lưu lượng thông qua việc chuyển đổi công thức số lần điền đầy khoang chứa, nhân với thể tích cố định của khoang được thiết kế trước đó, nhờ vào các cơ cấu và bánh răng truyền động.
Đồng hồ đo lưu lượng được chế tạo từ những loại vật liệu nào?
Như bạn đã biết đồng hồ đo lưu lượng là loại thiết bị đo lường, có cấu tạo rất phức tạp bao gồm rất nhiều bộ phận và chi tiết khác nhau, tùy vào chức năng cụ thể của từng chi tiết, mà chúng được tính toán, để lựa chọn loại vật liệu phù hợp với chức năng cần đảm nhận.
Ngoại trừ phần thân của đồng hồ đo lưu lượng, là tiếp xúc trực tiếp với lưu chất làm việc nên chúng thường được, cung cấp nhiều tùy chọn về vật liệu, nhằm mục đích cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và tính năng sử dụng. Còn lại các bộ phận khác thường được chế tạo từ những vật liệu giống nhau.
Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu, về vật liệu chế tạo phần thân đồng hồ đo lưu lượng, để có những lựa chọn phù hợp với điều kiện làm việc.
Bộ phận thân của đồng hồ đo lưu lượng có nhiều chức năng khác nhau, nên nó phải chịu nhiều tác động từ điều kiện làm việc hơn, so với những bộ phận khác có kể đến bao gồm: Áp lực từ lưu chất làm việc, nhiệt độ và tính ăn mòn từ lưu chất làm việc, lực siết bu lông để cố định đồng hồ với đường ống,…
Tùy vào điều kiện làm việc cụ thể, mà mức độ tác động của những yếu tố trên lên thân đồng hồ là khác nhau, từ đó ta có những loại vật liệu thường sử dụng để tạo thân đồng hồ đo lưu lượng bao gồm:
- Nhựa: Loại vật liệu này không nổi trội về khả năng chịu nhiệt độ hay áp suất, tuy nhiên chúng mạng về khả năng kháng hóa chất, nên thường được ưu tiên sử dụng cho điều kiện làm việc trực tiếp với hóa chất, hoặc môi trường làm việc bên ngoài có tính ăn mòn.
- Đồng thau: Đồng thau được sử dụng rất phổ biến để chế tạo các loại phụ kiện, vật tư, thiết bị liên quan đến hệ thống đường ống nước, bởi nó có khả năng chống ăn mòn nhất định, cùng với đó là khả năng chịu lực, chịu nhiệt. Có thể nói loại vật liệu này thuộc dạng cân bằng các đặc tính khác nhau.
- Thép cacbon: Được biết đến với khả năng chịu áp suất và nhiệt độ cao, tuy nhiêu loại vật liệu này dễ bị ăn mòn bởi hóa chất, trong điều kiện tiếp xúc với độ ẩm không khí nó cũng đã phát sinh ra hiện tượng oxy hóa. Tuy nhiên do khả năng chịu nhiệt độ và áp suất lớn, loại vật liệu này được sử dụng rất phổ biến trong việc chế tạo, các bộ phận và chi tiết máy móc, trong đó có thân của đồng hồ đo lưu lượng. Và để khắc phục được tình trạng ăn mòn hóa học và oxy hóa, nhà sản xuất thường thực hiện biện pháp sơn phủ hoặc mạ bề mặt, đối với loại vật liệu này.
- Thép không gỉ: Thép không gỉ là loại vật liệu được đánh giá là toàn diện về khả năng chịu nhiệt, chịu lực và chống chịu hóa chất. Loại thép không gỉ thường được sử dụng để chế tạo thân đồng hồ đo lưu lượng, phổ biến nhất là inox 304 và inox 316. Nếu so sánh với đồng thau, hai loại vật liệu này có khả năng chống ăn mòn tốt hơn, chịu được áp suất cũng những nhiệt độ cao hơn.
Đồng hồ đo lưu lượng đa dạng kiểu lắp đặt
Để có thể thực hiện được chức năng đo lưu lượng của dòng chảy, thiết bị đồng hồ đo lưu lượng cần được lắp đặt cố định lên các đoạn đường ống, có lưu chất chảy qua.
Được thiết kế để đảm bảo quá trình lắp đặt dễ dàng nhất, đồng hồ đo lưu lượng được nhà sản xuất cung các tùy chọn về kiểu lắp đặt, tương thích với của đường ống.
Ngoại trừ một số thiết bị đồng hồ đo lưu lượng siêu âm với đầu thu phát sóng dạng rời, là được lắp đặt bằng cách cố định lên thành ngoài của đường ống. Thì những dòng đồng hồ đo còn lại được cung cấp các tùy chọn về kiểu lắp bao gồm:
- Kiểu lắp mặt bích: Trên thân của đồng hồ được hàn thêm hai mặt bích có cùng thông số ở mỗi đầu, để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mặt bích được chế tạo dựa trên các tiêu chuẩn, sau đó được kiểm tra lại về khả năng chịu áp suất và nhiệt độ. Trong quá trình lắp đặt mỗi mặt bích, sẽ liên kết với một đầu đường ống, thông qua các bu lông và đai ốc được siết chặt vào nhau. Lắp bích được đánh giá cao về độ tin cậy, khả năng chịu áp lực và nhiệt độ.
- Kiểu lắp kẹp: Kiểu lắp kẹp được đánh giá là có nhiều tương đồng so với lắp bích, đồng hồ đo lưu lượng sử dụng kiểu lắp kẹp, được đặt vào giữa hai mặt bích của đoạn đường ống, thông qua việc siết các chi tiết bu lông và đai ốc, được lồng qua hai mặt bích của đường ống. Lực siết của bu lông sẽ ép chặt hai mặt bích của đường ống, vào thân của đồng hồ đo, từ đó cố định đồng hồ đo với hệ thống cần đo.
- Kiểu lắp ren: Kiểu lắp ren được đánh giá là chắc chắn, lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng có khả năng chịu được áp suất và nhiệt độ cao, tuy nhiên kiểu lắp ren, chỉ phù hợp cho những thiết bị có kích thước nhỏ, với kiểu lắp ren, để có thể liên kết đường ống với đồng hồ đo, ta cần đưa hai đầu ren trong và ren ngoài lại gần nhau, sau đó xoáy chúng theo hai chiều đối ngược. Việc làm này có thể rất dễ dàng với những mối nối có kích thước nhỏ, tuy nhiên với những thiết bị có kích thước lớn, sẽ rất khó thực hiện. Đây là lý do tại sao ta không thấy những thiết bị đồng hồ đo lưu lượng, có đường kính lớn sử dụng kiểu lắp ren.
- Kiểu lắp clamp: Đồng hồ đo lưu lượng sử dụng kiểu lắp clamp, đa phần được sử dụng trong các hệ thống vi sinh. Với đặc điểm khả năng tháo lắp dễ dàng và nhanh chóng, tuy nhiên bị hạn chế về khả năng chịu áp lực và nhiệt độ. Đồng hồ đo lưu lượng clamp, được sử dụng trong hệ thống vi sinh bao gồm, hệ thống liên quan đến sản xuất nước giải khát, sản xuất rượu bia, các hệ thống liên quan đến hóa chất,…
Những lưu ý khi lựa chọn đồng hồ đo lưu lượng
Như bạn đã biết thì có rất nhiều dòng đồng hồ đo lưu lượng khác nhau, chúng được phân loại dựa trên nguyên lý hoạt động, với mỗi loại đồng hồ đo lưu lượng thường sẽ chỉ phù hợp đối với một số loại lưu chất nhất định.
Chính vì vậy, để hỗ trợ được khách hàng lựa chọn được những thiết bị đồng hồ đo lưu lượng phù hợp với nhu cầu, sau đây mình xin chia sẻ những điều cần lưu ý, trong việc lựa chọn đồng hồ đo lưu lượng.
- Cần nắm hiểu về tính chất của loại lưu chất cần đo, các tính chất như khả năng dẫn điện, độ nhớt, bên trong dòng chảy có chứa tạp chất hay không,…
Ví dụ: Lưu chất đang cần đo là nước thải, loại lưu lượng kế phù hợp để sử dụng cho trường hợp này là đồng hồ đo lưu lượng dạng điện từ, dạng siêu âm, và một số loại đồng hồ cơ.
Ví dụ 2: Trong trường hợp chất lưu không có tính dẫn điện, bao gồm nước cất, khí nén, một số loại dầu không dẫn điện, ta tuyệt đối không sử dụng dòng đồng hồ đo lưu lượng dạng điện từ. - Thực hiện các phương pháp tính toán sơ bộ những thông số bao gồm nhiệt độ làm việc, áp suất làm việc, phạm vi lượng làm việc,… Thông thường các thiết bị đồng hồ đo lưu lượng được thiết kế để có thể làm việc trong một phạm vi đo lường, cũng như phạm vi áp suất và nhiệt độ nhất định, nên để tránh trường hợp, sử dụng những thiết bị không đủ khả năng đáp ứng điều kiện làm việc, ta cần nắm được những thông số trên và đối chiếu với thông số của thiết bị được cung cấp bởi nhà sản xuất.
- Yêu cầu về độ chính xác cao hay thấp tùy thuộc vào mỗi hệ thống, những hệ thống đóng vai trò càng quan trọng, thường sẽ yêu cầu độ chính xác càng cao, và tất nhiên chúng ta luôn muốn lựa chọn những thiết bị đo lường, có khả năng mang lại độ chính xác cao nhất. Tuy nhiên độ chính xác của đồng hồ đo lưu lượng, sẽ tỉ lệ thuận với mức giá, vì vậy trong quá trình lựa chọn sản phẩm, khác hàng cần cân đối để có được sản phẩm phù hợp với mức giá tốt nhất.
Ứng dụng thực tiễn của đồng hồ đo lưu lượng
Trong thực tiễn sản xuất, việc đo lưu lượng đóng vai trò rất quan trọng, những thông số về lưu lượng chất lưu làm việc trong hệ thống được sử dụng để, kiểm soát quá trình phối trộn các loại nguyên liệu đầu vào, giám sát an toàn trong quá trình hoạt động của hệ thống, đánh giá hiệu suất làm việc,…
Để có thể đo được lưu lượng dòng chảy của nhiều loại lưu chất khác nhau ứng dụng trong công nghiệp, người ta đã sử dụng đến các thiết bị đồng hồ đo lưu lượng.
Một số ứng dụng cụ thể của đồng hồ đo lưu lượng có thể kể đến như:
- Ứng dụng trong công nghiệp: Sử dụng trong các công đoạn sản xuất, để hỗ trợ việc kiểm soát lượng chất lưu thông qua các đường ống và thiết bị. Nó có thể được sử dụng để đo lưu lượng của các chất lỏng và khí bao gồm nước, dầu, khí đốt, hơi nước, dung môi và nhiều chất hóa học khác.
- Ứng dụng trong khoa học và nghiên cứu: Sử dụng trong các nghiên cứu khoa học, để đo lượng các chất. Công tác nghiên cứu có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như vật lý, hóa học, sinh học, y học và nhiều lĩnh vực khác.
- Ứng dụng trong công nghệ môi trường: Song song với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thì môi trường đang bị tàn phá ngày một nặng nề hơn, sự tàn phá môi trường dẫn đến hậu quả vô cùng to lớn, nó ảnh hưởng đến toàn bộ sinh vật trên trái đất, trong đó có cả con người.
Để hạn chế những tác động tiêu cực, từ các hoạt động sản xuất đến môi trường, trong nhiều năm gần đây, đã có nhiều quy định được đặt ra liên quan đến vấn đề phát thải, nước, khí, hóa chất,… Đồng hồ đo lưu lượng là thiết bị, cung cấp khả năng đo lường, lượng nước thải hiệu quả đối với nhà máy sản xuất, và cả nhà máy xử lý nước thải. - Ứng dụng trong lĩnh vực năng lượng: Đồng hồ đo lưu lượng được sử dụng trong các nhà máy liên quan đến, khai thác năng lượng bao gồm lọc hóa dầu, nhiệt điện, thủy điện,… Thiết bị được sử dụng kiểm tra lượng nước, lượng hơi nóng, được sử dụng để quay tuabin máy phát điện, đối chiều với lượng điện năng sinh ra, để đánh giá hiệu suất làm việc của hệ thống.
Ngoài ra lưu lượng cũng là một thông số được căn cứ để hiệu chỉnh hệ thống.