Van công nghiệp là tên gọi chỉ chung là rất nhiều dòng van khác nhau. Với mỗi một dòng van, sẽ có một mục đích nhu cầu sử dụng riêng. Và tất cả đều hướng đến cái chung đó là, giúp hệ thống làm việc một cách hiệu quả nhất. Nếu để tìm hiểu hết tất cả các dòng van trong một bài viết. Điều này là rất khó, lại còn tốn quá nhiều thời gian của quý khách hàng. Cho nên mình sẽ phần ra từng bài một, để giới thiệu hết các sản phẩm trên. Và để bắt đầu cho ngày hôm nay. Mình và các bạn chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về van bi. Một dòng van hứa hẹn sẽ mang tới cho các bạn, rất nhiều tính năng nổi trội.
Van bi là gì ?
Van bi hiểu đơn giản là dòng van, phần phần việc đóng mở van nó được thông qua bộ điều khiển ở trên. Tác động đến trụ van là dẫn tới một bộ phận nằm ở dưới thân, gọi là bi van. Bi được thiết theo dạng hình cầu. Quá trình này diễn ra thì bi van sẽ quay quanh tại chỗ. Vì thế mà cái tên van bi được ra đời từ đây. Nhìn vào cái tên phần nào phần nào đã lột tả được cấu tạo của van.
Đi chi tiết hơn thì chúng ta có rất nhiều dòng van bi khác nhau. Có thể phân biệt van qua vật liệu chế tạo. Cách thức vận hành, ngay cả khi kiểu nối của van cũng là dữ liệu để chúng ta phân biệt. Dưới đây là hình ảnh minh hoạ cho những sản phẩm mà mình vừa nếu ra ở trên. Mời các bạn cùng xem qua, để hiểu rõ hơn về van.
Những bộ phận cấu thành nên van bi
Đối với van bi khi nhìn vào, ta có thể thấy được đây là dòng van có thiết kế khá đơn giản. Tuy nhiên thì để cấu thành một con van đơn giản và hoàn chỉnh như vậy. Cần tới một số bộ phận như sau.
Thân van
Thân van đóng vai trò khá quan trong đối với van, điều này được chứng minh qua việc. Thân đã chiếm tới 65% vật liệu tổng thể để làm nên một con van. Đây là nơi được dùng để tạo nên mối liên kết, và tương tác qua lại đối với những bộ phận còn lại.
Thân được thiết kế theo 3 kiểu chính như sau. Đối với van có kích thước nhỏ, thì thân sẽ được đúc nguyên khối. Và sản phẩm đang sử dụng kiểu thiết kế này nhiều nhất. Phải kể tới van đến từ thương hiệu Kitz. Tiếp đến là những thiết kế theo dạng hai thân hoạc ba thân. Điểm chung của hai dạng thiết kế trên, đều sử dụng bulong để liên kết các mảnh lại với nhau.
Ngoài những gì mà mình vừa nếu ra ở trên, đối với thân còn ảnh hưởng khá lớn đến độ bên của van. Cho nên để đảm bảo độ bền luôn ở trạng thái tốt nhất. Thì quá trình chế tạo sản xuất đều được kiểm tra một cách nghiêm ngặt.
Trục van
Có một điều bắt buộc khi sản xuất trục, đó là 100% đều sử dụng từ vật liệu thép không rỉ. Để giải thích cho điều này thì hiểu một cách đơn giản như sau. Quá trình sử dụng, trục cũng là nơi tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy. Vậy có khi nào trục bị ăn mòn bởi dòng chảy bên trong gây ra hay không?
Để đảm bảo điều này không bao giờ được phép diễn ra, thì các nhà sản xuất hầu hết lựa chọn inox. Một loại vật liệu có thể nói khả năng chống ăn mòn, tốt hơn rất nhiều khi so với vật liệu nhựa hoạc gang và thép.
Đệm cao su
Các bạn cũng có thể gọi là gioăng làm kín, cái này tuỳ vào thói quen của mỗi người. Nếu so một cách tổng thể đối với van. Thì đêm cao rất nhỏ và khá là đơn sơ. Được giản chỉ là một vòng tròn được làm từ cao su. Nó gần như tương đồng với vòng nịt mà tuổi thơ, chúng ta thường hay chơi với lũ bạn ở quê, Khác mỗi cái đối với gioăng thì được thiết kế dày hơn một chút.
Đóng vai trò nằm giữ cho van luôn có độ kín tốt nhất. Không cho phép dòng chảy rò rỉ từ đầu bên này qua đầu bên kia, khi van đang ở trạng thái đóng
Bi van
Với thiết kế dạng hình cầu, đây được xem là kiểu thiết kế phổ thông nhất bây giờ. Ở chính giữa sẽ được đục một lỗ. Đây chíng là nơi cho phép dòng chảy lưu thông qua van. Mời các các bạn cùng xem qua phần hình ảnh minh hoạ cho bộ phận này.
Bộ chuyển động ( bộ điều khiển )
Được xem là linh hồn cả sản phẩm, việc van có thể chuyển động thay đổi trạng thái được hay không. Hoàn toàn được quyết định bởi cái thứ gọi là, bộ điều khiển. Vậy đối với van bi đang có những cách thức vận hành như nào?
Bộ chuyển động sẽ được chia thành hai nhóm như sau. Một là là sử bộ điều khiển chạy bằng cơm, cái này sẽ phụ hoàn toàn vào người vận hành. Đó là những sản phẩm tay gạt hoạc tay quay.
Cái thứ hai sẽ hiện đại và tự động hoá sẽ cao hơn, đó là bộ điều khiển điện hoặc khí. Việc cần làm khi sử dụng những bộ điều khiển trên, bản chỉ cần cấp điện hoặc khí đi vào trong bộ điều khiển. Mọi việc còn lại sẽ được diễn ra một cách tự động.
Bên cạnh những bộ phận lớn mà mình vừa chia sẽ ở trên, thì van bi còn có thêm một số chi tiết nữa. Có thể kể tới: bulong, bạc lót trục van, bulong neo…v…v…
Phân biệt các dòng van bi điện nay
Ở phần đầu mình có đề cập đến việc, đối với van bi chúng ta có rất nhiều cách để phân biệt chúng. Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về từng phương pháp nha. Đâu tiên sẽ là hình thức nối.
Những hình thức kết nối của van bi
Để đảm bảo có thể đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng hiện nay. Các nhà sản xuất luôn cố gắng tạo ra thật nhiều sản phẩm, có hình dáng cũng như kiểu nối khác nhau.
Van bi nối ren : là loại van ở đó chúng ta có thể thấy được, thân van có thiết kế vô cùng đơn giản. So sánh một chút để mọi người có thể hiểu rõ hơn. Nếu dùng là kích thước DN50. Thì van sử dụng hình thức nối bích, bao giờ cũng có giá trị cao hơn. Và ngược lại thì hình thức nối ren sẽ tiết kiệm được chi phí. Đổi lại chúng ta sẽ bị hạn chế nhất định về mặt chỉ số làm việc.
Van bi lắp bích: đối với van lắp bích thì những gì nhược điểm của van nối ren. Nếu qua dùng tới dòng van như này sẽ được khắc phục được hết. Một trong số đó có thể kể tới điều kiện làm việc, thì van nối bích sẽ chịu được áp cao hơn. Và có thể chịu được những dòng van có khối lượng lớn.
Vann bi rắc co: Với van sử dụng rắc co, thì 100% để áp dụng cho các dòng van nhựa. Việc kết nối van với đường ống, ta chỉ cần sử dụng một lọ keo chuyên dùng để dán đường ống nhựa là dòng.
Phân loại theo các thức vận hành
Van đang có bốn cách thức vận hành sau đây.
Tat gạt : từ những năm đầu tiên con người sau khi thiết kế van bi, đã biết sử dụng tay gạt để vận hành van. Cho nên đây được xem là kiểu vận hành khá lâu đời và thô sơ. Những gì mà tay gạt mang lại cũng khá nhiều: bền, có thể ứng dụng ở nhiều điều kiện bên ngoài, giá van tay gạt không quá cao…v…v…
Tay quay : Vẫn là cách thức vận hành bằng chạy bằng cơm, thế nhưng đối với tay quay sẽ có những điểm mạnh nhất định và duy nhất. Cái đầu tiên đó có thể sử dụng cho những dòng van kích thước lớn. Mà nếu sử dụng tay gạt, thì chúng ta càn tốn quá nhiều sức khoẻ để mở. Cho nên nếu van lớn mà không thích sử dụng bộ điều khiển hiện đại. Thì tay quay là một lựa chọn không hề tồi một chút nào.
Van bi điều khiển điện : Đối với van điện, sẽ sử dụng thêm bộ điền đến từ các thương hiệu sau đây : Geko, Kosaplus, Hatima, Kitz..
Van bi điều khiển khí nén: Về phần xuất xứ thì bộ khí, cũng đều được các thương hiệu mà mình vừa chia sẽ ở trên sản xuất. Tuy nhiên điểm lợi của van khí đó là thời gian đóng mở khá nhanh. Chắc chỉ mất từ 1 đến 2s đến kết thúc một chu trình đóng mở.
Phân loại theo vật liệu
Về vật liệu được dùng để chế tạo van, mình sẽ chia thành ba nhóm như sau.
Van bi nhựa : Đối với van bi nhựa, là dòng van được chế tạo từ nhựa PVC bà uPVC. Với vật vật liệu này mang tới cho van có khối lượng rất nhẹ. Không những thế cò không sợ bị ăn mòn bởi nước mặn. Rất thích hợp lắp đặt cho các hệ thống nước biển, hoặc các khi vực nuôi trồng thuỷ hải sản.
Van bi gang: Với những sản phẩm được làm từ gang. Trông sẽ cao cấp hơn một chút, đổi lại giá thành cũng cao hơn hẳn so với van nhựa. Điểm chung của các dòng van gang hiện nay. Đều được khoác lên mình một lớp áo mang tên Epoxy. Mang tới cho van có cái nhìn đẹp và mịn màng hơn trong mắt người dùng.
Van bi inox: Đối với van inox có thể xem là dòng van cao cấp nhất hiện nay. Điều này được chứng minh qua việc, van có thể đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng đối với các điều kiện làm việc. Từ những nơi có nhiệt độ cao cho tới các hệ thống nước cơ bản, và có tính ăn mòn. Thì van bi inox đây đều có được hiệu năng làm việc tốt nhất.
Van bi thép : là dòng van gần như có nguồn gốc xuất xứ đến từ Trung Quốc. Bên ngoài được sơn có màu nâu. Điểm mạnh của dòng van thép, có thể sử dụng ở những nơi có nhiệt độ rất cao. Mà tính ăn mòn gần như bằng không, thay vì sử dụng van inox gì cho tốn kém. Ta có thể chuyển qua sử dụng van thép.
Điểm mạnh của van bi
Như các bạn biết thì chúng ta có rất nhiều dòn van khác nhau. Mỗi sản phẩm với một thiết kế, và mang trong mình với những điểm mạnh. Đấy sẽ là những điều khiến khách hàng cần đếm xem. Sản phẩm có những điểm mạnh phù hợp với mình hơn, từ đó mới có thể lựa chọn được một sản phẩm ứng ý nhất.
- Không những có đầy đủ các size lớn nhỏ khác nhau, van còn có rất nhiều sản phẩm nổi bật, Tất cả những điều này ở phần phân loại mình đã nói rất rõ.
- Có độ kín tốt từ thiết bị bi van, góp phần cho van có thể sử dụng được cho môi trường khí.
- Độ bền cao điều này khiến vòng đời của van được kéo dài hơn. Không những thế van bi, còn được xem là van an toàn nhất cho người sử dụng.
- Thời gián đóng mở khá nhanh, ngay cả khi bạn phải sử dụng đến tay gạt. Thi thời gian tối đa cũng chỉ nằm ở mức 3s.
- Không làm tổn thất áp lực giống như các dòng van cầu.
Bốn bước để đánh giá và lựa chọn van bi
Là dòng van có rất nhiều biến thể khác nhau, chính vì thế mà quá trình lựa chọn van cũng cần những bước nhất định. Tổng thể sẽ có 6 bước đánh giá trực tiếp vào những yếu tố sau đây.
Bước 1 :Lắp cho đường ống kích thước bao nhiêu
Với mỗi đường ống sẽ phù chỉ phù hợp cho một kích thước van. Nếu bạn chọn sai kích thước, việc đầu tiên bạn phải nhận lại. Phải đi đổi trả lại sản phẩm điều này chỉ làm cho chi phí của bạn bị đội lên. Và để giải quyết được điều này, sau đây mình sẽ đưa ra bảng kích thước quy đổi từ DN sang phi.
Bước 2 : Lựa chọn đầu ra ( số cửa van )
Đối với van bi ngoài những dòng van có hai cửa, còn có thêm dạng van chữ T hoặc chữ L. Cả hai dòng van này được gọi tắt là dòng van ba cửa. Vì thế bạn cần hỏi rõ kỹ thuật việc bên mình xem. Là lựa chọn dòng van nào, đừng để đi mua về rồi mới biết là mình mua nhầm. Thì nó không khác gì bạn mua nhầm kích thước nha. Chú ý giùm mình điều này nha.
Bước 3 :Kiểu nối ra làm sao
Van bi là 1 trong những dòng van có kiểu nối khá đa dạng. Điều sẽ có được những lợi thế và nhược điểm riêng. Cái lợi thế mang tới cho chúng ta có thêm nhiều sự lựa chọn. Nhược điểm lại là gây hoang mang nếu không biết chọn gì cho phù hợp. Còn kiểu nối ra làm sao, có những điểm mạnh gì? Tất cả những điều này đã được mình đề cập hết ở trên.
Bước4 : Cuối cùng là nhiệt độ và áp lực
Đây được xem là hai thông số luôn đồng hành cùng với nhau. Cái giá phải trả cho việc lựa chọn van với nhiệt độ và áp lực, nhỏ hơn so với các chỉ số của hệ thống. Đó là van sẽ bị hỏng ngay lập tức, nhẹ hơn thì rò rỉ dòng chảy. Đây cũng là điều không thể chấp nhận được đối với van bi nói riêng. Và mọi dòng van khác nói chung.
Van bi được sử dụng nhiều nhất ở đâu ?
Và để trả lời được câu hỏi này đó là, van có thể sử dụng cho mọi hệ thống đang có trên toàn thế giới. Từ những đường ống nước sinh hoạt trong các hộ gia đình. Cho tới các ngành công nghiệp nặng nhẹ khác nhau, đều có thể sử dụng được hết. Mà dưới góc độ người cấp hàng lâu năm, dưới đây sẽ là những môi trường van được ứng dụng khá nhiều.
- Sử dụng trên các giàn khoan, phục vụ cho công tác khai thác tài nguyên
- Hệ thống cung cấp nước sạch, và thu gom nước thải
- Ứng dụng cho các hệ thống chiller
- Hệ thống lò hơi
- Lắp đặt trên các lĩnh vực đóng tàu hàng hải.