Van cổng là một trong số dòng van 2 chiều được sử dụng để đóng mở dòng thông qua bộ phận tay quay bên trên và cánh bên dưới.
Để thực hiện được quá trình trên một cách hiệu quả nhất ngoài cánh van và tay quay thì van cổng còn sử dụng thêm các bộ phận khác.
Vậy những bộ phận đó là gì? Có nhiệm vụ như nào trong quá trình cấu tạo và vận hành? Mời bạn đọc cùng xem qua phần giới thiệu về cấu tạo và nguyên lý vận hành của sản phẩm.
Các bộ phận cấu thành nên van cổng
Van cổng được cấu thành từ 5 bộ chính như sau:
Bộ phận thân van
Thân van là bộ phận lớn nhất của van chiếm tới 50% vật liệu để sử dụng nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
Tuỳ vào từng sản phẩm mà thân van lại được chế tạo từ những dòng vật liệu khác nhau. Hiện nay trên thị trường đang có các dòng van thép, gang, inox đồng thì thân van được làm từ bốn loại vật liệu trên.
Thân được xem là nói để lưu chất chảy qua trong quá khoảng thời gian van ở trạng thái mở, cho nên bề mặt bên trong luôn được ưu tiên thiết kế rộng thoáng để đảm bảo lưu chất chảy qua thuận tiện nhất.
Bộ phận đĩa van (Cánh van)
Bộ phận đĩa van được sử dụng để dùng với thân van tạo ra độ kín tuyệt đối ngăn không cho lưu chất chảy qua van.
Đĩa van được chia làm ba nhóm sản phẩm: cánh cao su, cánh inox, canh thép.
Trong đó đối với cánh cao su được ứng dụng cho dòng van được làm từ gang, còn lại đĩa van inox và đĩa van thép được ứng dụng cho hai dòng van inox và thép.
Đĩa van là hai trong số bộ phận được phép di chuyển lên xuống để thực hiện các nhiệm vụ đóng mở của van, có thể nói đây là bộ phận quyết định van có đóng kín hay không.
Việc đĩa van bị biến dạng trong quá trình làm việc có thể dẫn việc lưu chất bị rò rỉ ra ngoài.
Bộ phận trục van (Ty van)
Trục van hay còn gọi là ty van là một thanh inox được iện ren một đầu kết nối với đĩa bên dưới còn một đầu kết nối với bộ phận tay quay ở trên.
Dù cho thân được chế tạo từ vật liệu nào đi chăng nữa thì ty van vẫn luôn được làm từ vật liệu inox 304, đảm bảo cho ty van không bị gỉ sét làm ảnh hưởng đến quá trình đóng mở van.
Khi mua van cổng quý khách hàng hay nghe tới các thuật ngữ đó là ty nổi ty chìm, đây chính là hai kiểu thiết kế đặt ty van của sản phẩm van cổng nói riêng.
Đối với thiết kế ty nổi một phần của ty van sẽ được đặt ra bên ngoài, cho phép người dùng quan sát được quá trình di chuyển của ty van khi thực hiện đóng hoặc mở.
Trong khi đó, với thiết kế ty chìm thì phần ty van hay còn gọi là trục van sẽ được hoàn toàn vào bên trong thân. Lý do tại sao các dòng van ty chìm lại có kích thước chiều cao ngắn hơn.
Bộ phận nắp van
Nắp van là bộ phận được đặt trên thân van, sự kết hợp của thân van và nắp van giúp cho sản phẩm hoàn chỉnh hơn.
Vật liệu được sử dụng để chế tạo nắp van giống hệt với với vật liệu sử dụng để chế tạo thân van, có thể nói đây là hai thiết bị có nhiều nét tương đồng với nhau.
Bộ phận gioăng cao su
Gioăng cao su là bộ được đặt giữa bộ phận thân và bộ phận nắp van. Việc kết nối hai bộ phận trên lại với nhau nếu không có gioăng cao su chắc chắn sẽ tạo ra các khe hở rất nhỏ điều này sẽ tới việc khi sử dụng lưu chất sẽ rò rỉ từ những khe hở đó.
Tuy nhiên, khi sử dụng thêm gioăng cao su chắc chắn tình trạng trên sẽ được khắc phục.
Bộ phận tay quay
Bộ phận tay quay là sản phẩm được sử dụng để vận hành. Được xem là một trong số những bộ phận được lắp trên có có thiết kế đơn giản và bền nhất.
Lợi thế khi hiểu rõ cấu tạo van cổng
Van cổng được xem là một trong những thiết bị trong các hệ thống cấp thoát nước hiện nay, từ những hệ thống có công suất nhỏ cho tới các hệ thống công suất lớn.
Vì thế việc hiểu rõ được cấu tạo sản phẩm sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm mình đang sử dụng, trường hợp không may gặp vấn đề gì dẫn tới hiệu quả làm việc đi xuống chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được nguyên nhân bắt nguồn từ đâu.
Từ có khách hàng có thể chủ động hơn trong việc kiểm tra bảo dưỡng khắc phục sản phẩm dễ dàng hơn, tránh được những lỗi không đáng có trong quá trình thực hiện bảo dưỡng.
Khi nắm rõ được cấu tạo và cách thức vận hành của sản phẩm như nào, người dùng có thể ứng dụng sản phẩm một cách hiệu quả hơn, đưa van vào các môi trường làm việc phù hợp hơn.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm van cổng
Có thể bạn chưa biết thì van cổng ngoài sử dụng vận hành bằng tay quay còn có thể sử dụng thêm bộ điều khiển điện và xi lanh khí nén để vận hành sản phẩm.
Việc sử dụng sản phẩm với các bộ điều khiển trên sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người dùng trong quá trình sử dụng, nếu sử dụng tay quay khách hàng cần phải đến tận nơi mới có thể đóng mở được van.
Nếu dụng đầu điện hoặc bộ điều khiển khí nén thì khách hàng cần không phải đến tận nơi vẫn có thể vận hành được.
Van cổng được xem là một trong số các dòng van công nghiệp không làm tổn thất áp lực và lưu lượng dòng chảy khi đi qua thân van.
Lực đóng mở của van cổng nhẹ hơn rất nhiều so với van bi có cùng kích thước.
Kích thước của van cổng đa dạng hơn, cho phép ứng dụng cho các đường ống có kích thước lên tới DN500 trở lên cho tới DN1200.
Van có tuổi thọ cao, trong quá trình sử dụng ít hỏng vặt hơn rất nhiều so với các dòng van cơ khác có mặt trên thị trường.