Hướng dẫn lắp đặt van bướm, 6 bước cơ bản

Lắp đặt van bướm là một quy trình gồm nhiều bước khác nhau, nhằm đảm bảo van bướm được cố định lên hệ thống đường ống, để thực hiện các những chức năng đóng kiểm soát dòng chảy.

Việc lắp đặt cần được thực hiện đúng để đảm bảo, van khi ở trạng thái đóng không có chất lỏng đi qua hay rò rỉ ra bên ngoài, một số yếu tố khác cũng cần được cân nhắc đến như:

  • Lắp đặt thuật tiện việc vận hàng sau này.
  • Lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng.
  • Lắp đặt có khả năng tháo rời, để thuận lợi cho việc thay thế và sửa chữa,…

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về, cách lắp đặt van bướm lên đường ống.

Khái quát về van bướm

Van bướm (Butterfly valve) là một trong những loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến, chúng được lắp đặt trên các hệ thống đường ống, cho phép người dùng đóng, mở và điều chỉnh lưu lượng của dòng chảy tại vị trí lắp van.

Van bướm thực hiện việc kiểm soát dòng chảy bằng cách, thay đổi góc nghiêng của chi tiết đĩa van. Với cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản, van bướm là loại van tối ưu được lựa chọn là giải pháp kiểm soát dòng chảy của nhiều loại chất lỏng, và một số loại chất khí.

Van được cung cấp với nhiều tùy chọn về phương pháp điều khiển, cách thức lắp đặt, kích thước, vật liệu chế tạo,…

Xem thêm: Van bướm.

Van bướm.
Van bướm.

Tại sao cần lắp đặt van bướm đúng cách?

Van bướm là một loại van được sử dụng với chức năng kiểm soát dòng chảy, của chất lưu nói chung bên trong các hệ thống đường ống. Để van bướm có thể phát huy hết khả năng kiểm soát dòng chảy, cũng như đảm bảo độ bền của van và các thiết bị khác được sử dụng trên cùng hệ thống.

Ngoài việc sử dụng van theo đúng mục đích thiết kế, ứng dụng trong các điều kiện làm việc phù hợp như: Đặc tính của chất lưu, giới hạn áp suất làm việc, giới hạn nhiệt độ làm việc,… Thì van cần đảm bảo được lắp đặt đúng cách, việc lắp đặt sai có thể dẫn đến việc van không thể đảm bảo chức năng kiểm soát dòng chảy, rò rỉ lưu chất, mất nhiều thời gian thực hiện hay nghiêm trọng hơn, là xảy ra những hư hỏng không đáng có như:

  • Vỡ thân van.
  • Vỡ mặt bích đường ống.
  • Rách chi tiết gioăng làm kín,…

Vì vậy để đảm bảo van bướm có thể hoạt động trơn tru trên hệ thống, cũng như đảm bảo van được sử dụng trong thời gian lâu nhất, chúng ta cần thực hiện lắp đặt van bướm đúng cách.

Các bước lắp đặt van bướm

Trước khi tiến hành lắp đặt van bướm, ta cần lưu ý và đảm bảo thực hiện chính xác các công tác chuẩn bị như sau:

Hiểu rõ về hệ thống cần sử dụng van, và xác định vị trí lắp đặt cụ thể.

Lựa chọn van bướm phù hợp với điều kiện làm việc của hệ thống.

Chuẩn bị đầy đủ các loại phụ kiện và công cụ cần thiết (vật kê đường ống, bu lông, gioăng, cờ lê, kìm,…).

Để lắp đặt van bướm lên trên hệ thống đường ống, ta cần thực hiện việc lắp đặt van dựa trên 6 bước cơ dưới đây.

Căn chỉnh đường ống (Bước 1)

Van bướm sẽ được lắp đặt tại vị trí gián đoạn giữa hai đường ống, vì vậy để lắp đặt van trước tiên ta cần điều chỉnh hai đoạn đường ống này, để đảm bảo một số yêu cầu như:

Khoảng cách giữa hai mặt bích đường ống phù hợp với độ dày của thân van.

Đảm bảo độ đồng tâm giữa hai đường ống cao nhất có thể.

Sau khi đã đảm bảo được hai yếu tố trên, ta sử dụng các vật kê để cố định sơ bộ vị trí của đường ống.

Lắp đặt van bướm bước 1 (Căn chỉnh đường ống).
Lắp đặt van bướm bước 1 (Căn chỉnh đường ống).

Ướm thử van vào vị trí lắp đặt (Bước 2)

Đưa van bướm vào vị trí khoảng trống giữa hai mặt bích của đường ống, xác định sơ bộ hành trình tay gạt của van khi thực hiện việc đóng mở, có gặp phải vật cản hay không. Xác định phương hướng lắp đặt van sao cho, thuận tiện cho công việc vận hành sau này (vời những đường ống nằm ngang trên mặt đất, hướng lắp van tối ưu nhất thường là lắp thẳng đứng).

Lắp đặt van bướm bước 2 (Ướm thử van vào đường ống).
Lắp đặt van bướm bước 2 (Ướm thử van vào đường ống).

Bắt bu lông cố định van bướm (Bước 3)

Sau khi đã xác định được phương hướng phù hợp để lắp đặt thân van. Sử dụng các chi tiết bu lông, bắt xuyên qua mặt bích của đường ống và các tai cố định trên thân van bướm.

Kết hợp với điều chỉnh lại đường ống và van để đảm bảo độ đồng tâm giữa tiết diện thân van, hai bên đường ống, và giữa các lỗ bắt bu lông trên 2 mặt bích với nhau.

Tiếp theo lắp các chi tiết đai ốc vào bu lông, để cố định sơ bộ các bộ phận cần liên kết lại với nhau.

Lắp đặt van bướm bước 3 (Bắt bu lông cố định van bướm).
Lắp đặt van bướm bước 3 (Bắt bu lông cố định van bướm).

Bắt tất cả các chi tiết bu lông vào mặt bích (Bước 4)

Tiến hành lắp tất cả các chi tiết bu lông còn lại vào hai mặt bích của đường ống, những chi tiết này sẽ có chức năng, tăng cường lực bảo hai mặt bích ép chặt vào thân van.

Ngoài ra việc sử dụng nhiều bu lông liên kết xung quanh, giúp lực tác động được phân tán đều xung quanh mặt bích của đường ống, nên khả năng chịu lực của tất cả các vị trí của xung quanh mối ghép là như nhau.

Lắp đặt van bướm bước 4 (Bắt tất cả các chi tiết bu lông vào mặt bích).
Lắp đặt van bướm bước 4 (Bắt tất cả các chi tiết bu lông vào mặt bích).

Siết chặt bu lông (bước 5)

Sau khi đã hoàn thành việc lắp sơ bộ các chi tiết bu lông ở bước 4, lúc này các chi tiết bu lông chưa đạt được độ siết đủ lớn.

Để mối ghép giữa van và đường ống, đảm bảo được khả năng chịu áp lực trong quá trình làm việc, các chi tiết bu lông liên kết cần được siết chặt đến một giá trị momen xoắn nhất định, tuy nhiên với hầu hết van bướm sử dụng trên những hệ thống thông thường, chúng đều được thiết kế với ngưỡng giới hạn áp suất lớn hơn, áp suất làm việc thực tế khá nhiều. VÌ vậy việc xiết lực chỉ cần thực thực hiện tương đối, đến khi cảm thấy bu lông đã chắc là được.

Lưu ý: Mặc dù không cần quá chính xác về lực siết đối với những hệ thống thông thường, tuy nhiên cần cố gắng đảm bảo lực xiết được cân bằng giữa các bu lông, thực thực hiện lần lượt giữa các cặp bu lông đối xứng với nhau, và siết nhiều giai đoạn.

Lắp đặt van bướm bước 5 (Siết chặt bu lông).
Lắp đặt van bướm bước 5 (Siết chặt bu lông).

Kiểm tra đánh giá (Bước 6)

Đến giai đoạn này về cơ bản, chúng ta đã hoàn thành việc lắp đặt van bướm. Để đảm bảo ta đã thực hiện chính xác việc lắp đặt, cần kiểm tra lại mối ghép.

Trên đây là 6 bước cơ bản, để thực hiện việc lắp đặt van bướm một cách nhanh chóng, dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo được, các yêu cầu về kỹ thuật. Ngoài ra khi thực hiện việc lắp van, ta cần lưu ý đến kiểu lắp của van được thiết kế vì dòng van này được cung cấp với nhiều biến thể kiểu lắp khác nhau, trong đó kiểu lắp kẹp là phổ biến nhất, đã được trình bày như trên.

Lắp van bướm bước 6 (Kiểm tra đánh giá).
Lắp van bướm bước 6 (Kiểm tra đánh giá).

Kết luận

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu quy trình chi tiết để lắp đặt van bướm một cách đúng nhất và hiệu quả nhất. Việc này không chỉ đảm bảo sự hoạt động của van, mà còn giúp tối ưu hóa hiệu suất thực hiện công việc thi công lắp đặt.

Đầu tiên, chúng ta đã tìm hiểu về các bước chuẩn bị trước lắp đặt, bao gồm việc kiểm tra van, làm sạch các bộ phận, và đảm bảo các công cụ cần thiết sẵn có. Sau đó, chúng ta đã xem xét cách xác định vị trí lắp đặt đúng, với sự cân nhắc đặc biệt đối với áp suất, dòng chảy, và hướng của chất lỏng trong đường ống.

Quan trọng nhất là quy trình lắp đặt chính xác, bao gồm việc kết nối van với đường ống, sử dụng loại bu lông phù hợp, và kiểm tra độ kín giữa các mối ghép để ngăn chặn rò rỉ.

Khi thực hiện lắp van đúng cách, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống và quá trình sản xuất.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã lắp đặt thành công van bướm cho hệ thống của mình. Xin cảm ơn!

Hình ảnh van bướm được lắp đặt trên hệ thống.
Hình ảnh van bướm được lắp đặt trên hệ thống.
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon zalo-icon