Kiểm định áp kế là gì?
Kiểm định áp kế hay còn gọi kiểm định đồng hồ đo áp suất là quá trình đánh giá mức độ chính xác hoặc mức độ sai số của thiết bị trước khi đưa vào hoạt động ứng dụng trong các nhà máy.
Đối với các trường hợp sau khi kiểm định phát hiện ra sai số kết quả đo quá lớn cần tiến hành loại bỏ sản phẩm ra hệ thống. Việc kiểm định áp kế là quá trình bắt buộc đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi sử dụng đồng hồ đo áp suất.
Tại sao khách hàng nên kiểm định áp kế trước khi đưa vào ứng dụng?
Áp kế là một trong những sản phẩm nhỏ để cấu thành nên một hệ thống lớn làm việc một cách hiệu quả. Cho phép người dùng có thể theo dõi được áp suất làm việc trong cả quá trình hệ thống vận hành, thông qua màn hình hiển thị.
Chính vì thế áp kế luôn phải đảm bảo được độ hiệu quả làm việc ở mức chính xác nhất, sai số không được phép quá 0.5% so với giá chị thực.
Nếu áp kế không được kiểm định chất lượng trước khi đưa vào ứng dụng, nêu sản phẩm kém chất lượng kết quả đo cho ra khác quá nhiều so với thực tế, có thể dẫn tới hình nổ hệ thống do áp suất quả tải.
4 bước thực hiện kiểm định áp kế
Để kiểm định áp kế một cách chuẩn nhất cần thực hiện trong 4 bước như sau:
Bước 1: Đánh giá hình thức bên ngoài bằng mắt thường
Trước khi đi kiểm định chuyên sâu về thông số kỹ thuật, về hình thức bên ngoài sản phẩm phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
- Mặt đồng hồ phải con nguyên vẹn không được có hiện tượng nứt vỡ.
- Thân đồng hồ phải còn mới không bị bóp méo.
- Mặt kính phải được làm từ vật liệu kính trong suất thuận tiện cho người sử dụng tiếp nhận thông tin, không sử dụng các loại vật liệu tối màu.
- Trên mặt hiển thị phải có đủ các thông tin: đơn vị đó, tên nhà sản xuất, xuất xứ.
Bước 2: Kiểm tra đánh giá thông số kỹ thuật
Đối với thông số làm việc của áp cần lưu ý tới những thông tin chính như sau:
- Độ chia thang đó.
- giới hạn đo trên áp kế.
- Mức độ sai số khi làm việc. (không được phép vượt quá 1.6%)
- Khi ở trạng thái không làm việc kim chỉ đồng hồ phải nằm ở giá trị 0 đây là điều kiện bắc buộc. Trong trường khác vị trí không phải nằm trong giá trị cho phép.
Bước 3: Kiểm tra khả năng làm việc
Những thông tín cần chú ý khi kiểm định áp kế về khả năng làm việc:
- Sai số phải nằm trong mức cho phép.
- Khả năng hiển thị giá trị đó khi áp suất làm việc thay đổi đột ngột.
- Khả năng chịu áp lực ở mức cao nhất.
Bước 4: Xử lý sản phẩm sau khi kiểm định xong
Sau khi đã thực hiện đủ 3 bước ở trên và sản phẩm đã đạt đủ các yêu cầu tiến hành dán tem, để cho khách hàng nhìn vào thấy được sản phẩm đã được kiểm định.
Bên cạnh đó phải cấp đủ giấy chứng nhận kiểm định, ghi rõ thông số làm việc trong giấy kiểm định phải có chữ ký và dấu đỏ của đơn vị thực hiện kiểm định.
Các đơn vị kiểm định áp kế tại Hà Nội
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều đơn vị đang kiểm định áp kế và một số sản phẩm khác ví dụ như: Kiểm định van an toàn, Kiểm định đồng hồ đo nước….
Dưới đây là một số đơn vị kiểm định áp kế uy tín công ty chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng nếu như có nhu cầu cần kiểm định có thể tham khảo qua:
- Công ty cổ phần chứng nhận và kiểm định Vinacontrol.
- Công ty kiểm định Bách Khoa.
- Công ty cổ phần kiểm định và huấn luyện an toàn Việt Nam.