Kiểm định van an toàn là gì?
Kiểm định van an toàn là quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng thông số làm việc của thiết bị van an toàn thông quá các tiêu chuẩn quy chuẩn đang hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Việc kiểm định van an toàn sẽ được một bên thứ 3 có chuyên môn về kiểm định đứng ra thực hiện. Việc kiểm định van an toàn là bắt buộc đối với các tổ chức hoặc doanh nghiệp có các hệ thống sử dụng tới sản phẩm van an toàn.
Như các bạn đã biết, van an toàn là dòng van công nghiệp hoạt động dựa trên định lý Benulin, có nhiệm vụ bảo vệ hệ thống không rời vào tình trạng quả tải về áp suất làm việc.
Bình thường van luôn ở trong trạng thái đóng, khi có hiện tượng áp suất tăng quá mức cài đặt ngay lập tức van sẽ mở đẩy toàn bộ áp suất dư thừa ra ngoài.
Tại sao khách hàng cần phải kiểm định thiết bị van an toàn trước khi đưa vào ứng dụng?
Có thể nói van an toàn đóng vài trò vô cùng quan trọng trong các hệ công nghiệp đặc biệt là hệ thống lò hơi, là sản phẩm đảm bảo được độ an toàn cho hệ thống và con người, cho nên trước khi đưa vào hoạt động sử dụng, khách hàng cần phải thực hiện quá trình kiểm định để biết trình trạng rõ nhất.
- Để đảm bảo an toàn cho hệ thống và con người.
- Nắm rõ được các tình trạng hỏng hóc nếu có.
- Đánh giá thực tế được hiệu quả làm việc.
- Việc kiểm định đồng hồ còn giúp khách hàng tiết kiệm chi phí tránh mất tiền cho những sản phẩm bị hỏng.
3 bước kiểm định Van an toàn
Để kiểm định và đánh giá van an toàn một cách khách quan nhất đúng tới tình trạng hiện tại của sản phẩm, quá trình kiểm định được thực hiện trông 3 bước như sau:
Bước 1: Đánh giá hình thức bên ngoài bằng mắt thường
Đánh giá tổng quan về ngoại hình xem có vết nứt hay biến dạng trên thân hay không.
Kiểm tra đường ống vào và đường ống ra xem có vật lạ bên trong hay không.
Đánh giá thiết bị đã bị thay đổi màu sơn đối với sản phẩm mới 100% chưa qua sử dụng.
Bước 2: Kiểm tra đánh giá thông số làm việc (thông số kỹ thuật)
Việc đánh giá thông số làm việc với mục đích cho khách hàng biết được, sản phẩm mua về có thông số làm việc có đúng với thông số ghi trên tem hay không? Bên cạnh đó còn cho người dùng biết được van có đáp ứng được nhu cầu làm việc.
- Các thông số làm việc cần kiểm tra cụ thể như sau:
- Áp lực làm việc. ( Đầu vào)
- Áp lực xả. (Đầu ra)
- Khả năng làm việc (Độ chính xác).
- Môi trường làm việc: Hơi, khí, nước…
Lưu ý: Chỉ thực hiện kiểm tra đánh giá thông số làm việc khi xác định được môi trường làm việc của sản phẩm.
Qúa trình kiểm tra cần sử dụng thêm đồng hồ đo áp suất để biết được áp suất có ổn định hay không? Có tình tụt áp suất có diễn ra đối với thiết bị.
Bước 3: Kiểm tra độ kín của van khi ở trạng thái đóng hoàn toàn
Độ kín của van là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, nếu không đạt dược độ kín tốt nhất đồng nghĩa với việc van không đáp ứng được yêu cầu cần phải loại bỏ ngay.
Lưu chất để kiểm tra độ kín của van có thể sử dụng hơi hoặc khi. Cho lưu chất lưu thông vào van khi van ở trạng thái đóng nếu không phát hiện ra hiện tượng rò rỉ, lúc này van an toàn mới đạt yêu cầu.
Trong trường hợp kiểm tra độ kín, nếu phát hiện rò rỉ cần loại bỏ sản phẩm hoặc sửa chữa để van đạt trạng thái tốt nhất khi đưa vào sử dụng.
Thời hạn kiểm định của van an toàn trong bao lâu?
Thời hạn kiểm định của van an toàn phụ thuộc khá nhiều vào từng loại van môi trường điều kiện làm việc xung quanh và mức độ yêu cầu an toàn của hệ thống. Tuy nhiên, mặt bằng chung đối với van an toàn sẽ có các mốc thời gian kiểm định như sau:
Đối với sản phẩm mới chưa qua sử dụng thì thời giam kiểm định sẽ là 1 năm (12 tháng).
Đối với các sản phẩm đã đưa vào hoạt động cần kiểm định để đảm bảo an toàn sau 1 năm (12 tháng) hoặc 2 năm ( 24 tháng) cần kiểm định lại một lần. Việc 1 năm hay 2 năm phụ thuộc vào tần suất làm việc của van.
Trong trường hợp hệ thống đang vận hành phát hiện lỗi bất thường cần thực hiện kiểm định lại van an toàn luôn, trường hợp này thời gian sẽ không cố định.
Tác hại của việc sử dụng van an toàn không có kiểm định
Mục đích sử dụng van an toàn là để đảm bảo an toàn cho hệ thống làm việc, tránh tình trạng hệ thống làm việc bị quả tải dẫn tới các hệ quả phát nổ.
Hiện nay, các dòng van an toàn đã qua sử dụng trên thị trường rất nhiều, việc sử dụng các dòng sản phẩm kém chất lượng mang đến cho người dùng rất nhiều rủi ro, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Việc sử dụng van an toàn kém chất lượng không có kiểm định về chất lượng sẽ khiến cho hệ thống phát nổ, do áp suất dư thừa khi làm việc không được van đẩy hết ra ngoài, van luôn trong tình trạng đóng.
Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai là một minh chứng rõ nhất cho ta thấy tầm quan trọng của việc sử dụng sản phẩm chất lượng. Sử dụng van kém chất lượng có thể giải quyết trước mắt về chi phí xây dựng. Tuy nhiên, kéo theo đó là cả một hệ quả rất nhiều mà khách hàng không thể lường trước hết được.
Xem thêm: Kiểm định đồng hồ nước