Tại sao người dân không được phép tự ý thay đồng hồ đo nước?
Đồng hồ đo nước là thiết bị được sử dụng để đo lưu lượng nước đã sử dụng của các hộ gia đình, tập thể, doanh nghiệp hay một tổ chức nào đó do công ty nước sạch cung cấp.
Để đảm bảo tính công bằng chính xác khi đưa đồng hồ vào sử dụng, toàn bộ đồng hồ đo nước đều được kiểm định ở một bên thứ ba, có dán tem và giấy kiểm định.
Xem thêm kiểm định đồng hồ nước để biết rõ thêm về chi phí kiểm định.
Cho nên việc người dân tự ý thay đồng hồ đo nước cho gia đình không được phép thực hiện, nếu cố tình thực hiện có thể bị xử phạt hành chính.
4 Mức xử phạt đối với hành vi tự ý thay đồng hồ đo nước
Đối với hành vì người dân tự ý thay thế đồng hồ được có bốn mức xử phạt hành chính như sau:
Mức 1: Phạt từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ
Người dân sẽ bị xử phạt từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ trong trường hợp cố tình làm sai lệch kết quả đó so với nhu cầu sử dụng thực tế bằng các thủ thuật mà nhà nước đang cấm, làm ảnh hướng đến công ty cung cấp nước sạch.
Trường hợp thứ hai đó là tự ý thay đổi vị trí đồng hồ so với thiết kế ban đầu.
Trường hợp thứ 3 đó là tự ý tháo tem, kẹp trì trên thiết bị đồng hồ đo nước đây đều là những chi tiết cho ta biết được đồng hồ đã được kiểm định hay chưa.
Mức 2: Phạt từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ
Mức xử phạt từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ áp dụng cho các hành vì tự ý cơi nới đường ống dẫn nước, thay đổi thước kích chiều dài đường ồng tự ý tăng hoặc giảm kích thước đường kính trong đường ống.
Cố tính làm hỏng hóc đồng hồ đo nước. Tự ý thay thế các thiết bị nằm trong hệ thống cấp nước đã được thiết kế sẵn.
Mức 3: Phạt từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ
Mức phạt từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ áp dụng đối với các hành vi cố tình cung cấp nước sạch không đảm bảo đối với người tiêu dùng. Nguồn nước đưa vào sử dụng có chất lượng không giống như trong hồ sơ phê duyệt do các cơ quan đã ký duyệt ban đầu.
Mức 4: Phạt từ 80.000.000đ đến 100.000.000đ
Mức phạt từ 80.000.000đ đến 100.000.000đ đối với các hành vi tự ý nhượng một phần hoặc toàn quyền sử dụng địa chỉ sử dụng nước khi chưa được chấp nhận của cơ quan chức năng.
Thông qua các chia sẻ ở trên ta có thể thấy, việc tự ý thay đôi đồng hồ hay phá hỏng đồng hồ đo lưu lượng nước có thể bị phạt từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ. Bên cạnh đó còn có thêm các hình thức xử phát về các hành vi thay đổi kích thước ống, cung cấp nước không đúng theo yêu cầu để khách hàng có thêm thông tin.
Trường hợp nào được phép thay thế đồng hồ đo lưu lượng nước?
3 trường hợp dưới đây dược phép thay thế đồng hồ đo lưu lượng nước:
Trường hợp 1: Thay thế đồng hồ theo đúng định kỳ đã được quy định trước
Đối với thiết bị được sử dụng để đo lưu lượng, sau một khoảng thời gian nhất định chất lượng sẽ bị giảm xuống, phần nào đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả đo, lúc này cần tiến hành kiểm tra lê kế hoạch thay thế sản phẩm mới.
Việc thay đồng hồ định kỳ phần nào đó cũng hỗ trợ cho người dùng có được một sản phẩm luôn đảm bảo được chất lượng, kết quả đo luôn sát với nhu cầu sử dụng thực tế nhất.
Trường hợp 2: Đồng đo nước hồ bị hư hỏng
Đối với trường hợp đồng hồ đo nước bị hỏng cần tiến hành thay thế sản phẩm mới ngày lập tức.
Đối với các sản phẩm vẫn đang còn hoạt động tuy nhiên sai số cho phép đã vượt quá 5% ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả đo khi đó khách hàng cần phải tiến hành thay thế luôn.
Trường hợp 3: Nâng cấp hệ thống đường ống dẫn nước vào công trình
Đối với trường hợp nâng cấp hệ thống đường ống dẫn nước từ đường ống chính vào trong công trình sử dụng, bắt buộc phải thay đổi đồng hồ có kích thước phù hợp với đường ống và lưu lượng đó.
Sử dụng đường ống có kích thước lớn hơn đồng nghĩa với việc, lưu lượng sử dụng nhiều hơn, khi đó cần một sản phẩm có khả năng đo tốt hơn.
Trước khi đi vào thi công, khách hàng cần phải đến cơ quan có thẩm quyền để làm hồ sơ xin cấp phép nâng cấp hệ thống dẫn và đo lưu lượng nước, khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khi đó mới được phép tiến hành thi công.
Xem thêm: Chi phí kiểm định lò hơi