So sánh giữa van 1 chiều và van 2 chiều

Van 1 chiềuvan 2 chiều là bao gồm rất nhiều dòng van công nghiệp khác nhau, được sử dụng để đóng mở dòng chảy trong các hệ thống đường ống dẫn lưu chất.

Van 1 chiều và van 2 chiều được xem là hai dòng van đối lập nhau, từ hình dáng thiết kế cho tới nguyên lý làm việc.

Và để giúp khách hàng có cái nhìn tổng quát về hài dòng sản phẩm trên, công ty chúng tôi sẽ có một bài viết so sánh về hai dòng sản phẩm trên để khách hàng có thể nhìn ra điểm tổng quan nhất của hai dòng sản phẩm.

Điểm khác nhau giữa van 1 chiều và van hai chiều

Khác nhau về nguyên lý van việc.

Điểm khác nhau lớn nhất giữa van 1 chiều và van hai chiều đó chính là cách thức làm việc, đối với van 1 chiều thì lưu chất chảy qua van chỉ theo một hướng nhất định, trong khi đó với van hai chiều thì ngược lại lưu chất có thể chảy qua van theo hai chiều.

Ví dụ thực tế về van 1 chiều:

Khi lưu chảy vào đường ống và đi tới dòng van 1 chiều, lúc này áp lực từ lưu chất sẽ đẩy cho đĩa van mở ra từ đó lưu chất có thể lưu thông qua van.

Khi lưu chất được ngừng cấp vào đường ống, điều này đồng nghĩa với việc áp lực không còn tác dụng vào đĩa van khi này đĩa sẽ tự động đóng lại và ngăn không lưu lưu chất chảy ngược lại.

Ví dụ thực tế về van 2 chiều:

Ở đây công ty chúng tôi sẽ lấy ví dụ về van cổng là một trong những dòng van hai chiều phổ thông để mọi người cùng đánh giá.

Đối với dòng van cổng khi khách hàng quay tay quay trở lên lúc này đĩa van từ từ di chuyển lên trên nhằm tạo ra khoảng trống bên trong thân van để lưu chất chảy qua.

Điểm khác biệt ở chỗ dù là lưu chất chảy từ bên trái hay bên phải so với thân van đều có thể lưu thông qua mà không vướng mắc gì hết. Chỉ cần khách hàng đảm bảo van đang ở trạng thái mở là lưu chất có thể chảy qua van.

Khác nhau về chi tiết cấu tạo

Cấu tạo van 1 chiều Cấu tạo van 2 chiều
Thân van Thân van
Cánh van ( đĩa van) Cánh van ( đĩa van)
Trục Nắp van
Trục van
Bộ điều khiển

Thông qua những thông tin ở trên khách hàng có thể thấy, đối với dòng van 1 chiều được cấu thành từ rất ít bộ phận khác nhau.

Tuỳ vào từng sản phẩm mà  cấu tạo của van 1 chiều sẽ được biến tấu khác biệt một chút bao gồm: thân van, đĩa van, nắp van.

Ở chiều ngược lại đối với dòng van 2 chiều lại khác biệt hoàn toàn. Có thể thấy, dù là van thuộc loại nào đi chăng nữa đã là dòng van hai chiều đều phải được cấu thành từ những bộ phận chính như: thân, trục, đĩa, bộ điều khiển.

Điểm khác nhau về cấu tạo của van 1 chiều và van 2 chiều
Điểm khác nhau về cấu tạo của van 1 chiều và van 2 chiều

Khác nhau về khả năng kết hợp với bộ điều khiển

Đối với van 1 chiều là dòng van tự vận hành nhờ vào áp lực của dòng chảy, cho nên sản phẩm không cần thiết kế bộ điều khiển.

Trong khi đó đối với van 2 chiều, khách hàng có thể lựa chọn van với các bộ điều khiển như: Tay gạt, tay quay, bộ điều khiển điện, bộ điều khiển khí nén.

Đây được xem bốn hình thức vận hành khá quen thuộc với các dòng van 2 chiều.

Điểm cộng cho van 2 chiều khi có được khả năng kết nối với các bộ điều khiển đó là, cho phép người dùng có thể lựa chọn cho mình sản phẩm có cách thức vận hành phù hợp

Điểm khác nhau về khả năng kết hợp bới bộ điều k hiển của van 1 chiều và van hai chiều
Điểm khác nhau về khả năng kết hợp bới bộ điều k hiển của van 1 chiều và van hai chiều

Điểm giống của van 1 chiều và van 2 chiều

Ngoài những điểm khác nhau rõ rệt bằng mắt thường chúng ta cũng có thể nhận ra, thì van 1 chiều và van 2 chiều đâu đó vẫn có điểm chung với nhau.

Cả hai đều có các sản phẩm được làm từ những dòng vật liệu phổ biến như: gang,  cao su, inox, thép.

Sử dụng chung các hình thức nối như: mặt bích, nối ren.

Cả hai dòng van đều được ứng dụng chung môi trường làm việc: nước, hoá chất

Tổng kết

Trên đây là những thông tin xoay quanh hai dòng sản phẩm van 1 chiều và van 2 chiều.

Đặc biệt là phân so sánh những điểm khác nhau. Thông qua những thông tin ở trên khách hàng có thể nhận biết đánh giá các sản phẩm một cách tổng quan nhất, xem đâu mới là sản phẩm thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Nếu khách hàng cần thêm thông tin gì liên quan đến sản phẩm, có thể trao đổi trực tiếp với công ty thông qua số điện thoại: 0349 775 318 để nhận hỗ trợ thêm nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

phone-icon zalo-icon