Cập nhật lần cuối ngày 04/10/2024 lúc 09:24 sáng
Mô tả sản phẩm van điện từ đồng
- Kích thước(size): DN15 – DN50…
- Vật liệu cấu tạo: Đồng thau.
- Màng van: NBR, PTFE, EPDM…
- Áp suất làm việc: 10kgf/cm2, 16kgf/cm2…
- Nhiệt độ làm việc: 0 – 80 độ C, 0 – 130 độ C…
- Dạng kết nối: Kết nối ren.
- Hoạt động: Điều khiển điện từ.
- Cấp bảo vệ: IP65, IP68…
- Điện áp: 24VDC, 220VAC…
- Tần số: 50Hz.
- Ứng dụng: Nước, khí, hơi…
Công dụng và chức năng của van điện từ đồng
Van điện từ đồng được sử dụng để điều khiển tự động các lưu chất trong hệ thống đường ống, cho phép điều chỉnh dòng chất trong hệ thống lưu thông hoặc bị chặn lại.
Chức năng chính khi sử dụng van điện từ là cách ly hệ thống, bằng cách chặn dòng chất trước van không cho dòng chất chảy qua hoặc cho dòng chất lưu thông qua khi có nhu cầu (van thường đóng) và ngược lại đối với van thường mở.
Giảm áp suất qua van: Thiết kế đặc biệt của van khiến cho áp suất dòng chất khi đi qua van sẽ bị ảnh hưởng.
Hướng dẫn lắp đặt, sử dụng van điện từ đồng
Hướng dẫn lắp đặt van điện từ đồng
Một số bước hướng dẫn lắp đặt cơ bản của van điện từ đồng như sau:
- Chuẩn bị công cụ và vật liệu: Chuẩn bị sẵn các công cụ cần thiết cho quá trình lắp đặt như cờ lê, mỏ lết, tua vít, bút thử điện, băng tan, băng dính điện… và các dụng cụ bảo hộ điện khác.
- Kiểm tra van điện từ đồng: Kiểm tra cảm quan bên ngoài để xác định tình trạng của van xem van có bị nứt, vỡ, móp, méo hay rò rỉ điện liên quan…
- Chọn vị trí lắp đặt: Xác định chính xác vị trí lắp đặt của van trong hệ thống để đảm bảo hệ thống hoạt động đúng chức năng.
- Chuẩn bị lắp đặt: Làm sạch van, đường ống, các chi tiết liên quan.
- Lắp đặt van lên đường ống: Đặt van lên hệ thống, tiến hành siết chặt theo mối ren của van để gắn chặt van vào hệ thống, hạn chế rò rỉ.
- Kết nối điện: Sau khi lắp đặt van vào đường ống hoàn tất, tiến hành đấu nối điện van vào tủ điều khiển.
- Kiểm tra tình trạng van: Sau khi lắp đặt và đấu nối điện, kiểm tra lại toàn bộ chi tiết của van, kết nối của van đảm bảo không có gì bất thường. Bắt đầu cho van chạy thử, kiểm tra tình trạng hoạt động xem van có bị rò rỉ, điện chạy có ổn định, van có bị ồn, đóng mở có chính xác không.
- Đưa vào vận hành: Sau khi xác định tất cả hoạt động đều bình thường, đưa vào vận hành.
Hướng dẫn sử dụng van điện từ đồng
- Đóng mở đúng cách: Với sản phẩm van điện từ đồng, thực hiện điều khiển chính xác là cần quan trọng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của van, độ bền của van.
- Bảo dưỡng, kiểm tra toàn diện định kỳ: Nên thực hiện bảo dưỡng định kì, bảo đảm chất lượng van và an toàn cho người vận hành. Kiểm tra các chi tiết dây dẫn điện đảm bảo không bị đứt, nứt, gãy, đồng thời kiểm tra các chi tiết khác của van và vệ sinh các tạp chất tích tụ trên van.
- Thay thế các linh kiện hỏng hóc: Kiểm tra các chi tiết, trong trường hợp có linh kiện, chi tiết, bộ phận nào bị hỏng hóc thì thay thế ngay để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.
- Thay thế toàn bộ sản phẩm: Khi việc thay thế các linh kiện là không thể, hoặc tốn kém hơn thì nên lựa chọn phương án thay thế sản phẩm van điện từ đồng mới.
Những lưu ý khi lắp đặt van điện từ đồng
Điện áp của van và của hệ thống phải trùng khớp, không thì sẽ gây ra tình trạng chập điện, cháy điện. Điện áp thông dụng là AC220V, AC110V, AC380V, DC24V…
Kích thước của van phải tương đương với kích thước của đường ống, để đảm bảo khi lắp đặt van vào hệ thống sẽ tương thích hoàn toàn, kết nối chắc chắn, lưu chất qua van ổn định.
Van điện từ cũng quy định hướng lắp đặt, thường được thể hiện trên thân van. Lưu ý phải lắp đặt đúng hướng bởi thiết kế đặc biệt dạng 2 khoang riêng biệt của van khi lắp ngược thì dòng chất không thể chảy qua van được.
Lưu ý về chiều lắp đặt của van điện từ vì một số sản phẩm chỉ cho phép được lắp đặt theo chiều ngang, không thể lắp đặt theo chiều dòng. Vì vậy, hãy cân nhắc về chiều lắp đặt của van, hãy xem xét kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất.
Về khả năng tương thích của van, vật liệu đồng chỉ tương thích với một số loại lưu chất nhất định, không nên sử dụng với các loại chất có tính ăn mòn cao sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn, gỉ sét.
Trạng thái của van ở 2 dạng là dạng thường mở và dạng thường đóng. Nếu thời gian mở và thời gian đóng tương đương nhau thì không nên lựa chọn van điện từ, sẽ xảy ra tình trạng ngâm điện, van nhanh bị lỗi, cháy hơn.
Chính sách bảo hành và đổi trả van điện từ đồng
Viva hỗ trợ bảo hành tất cả các sản phẩm van điện từ đồng, tùy vào từng thương hiệu, sản phẩm mà quy định về thời gian và điều kiện bảo hành là khác nhau. Một số chính sách bảo hành của Viva như sau:
- Thời gian bảo hành: Bảo hành từ 6 – 12 tháng, tùy vào từng sản phẩm.
- Loại bảo hành: Bảo hành nhà cung cấp và bảo hành nhà sản xuất.
- Điều kiện bảo hành: Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất.
- Từ chối bảo hành: Khách hàng sử dụng sai chức năng, điều kiện lắp đặt không phù hợp với yêu cầu của van, lắp đặt sai điện thế, lỗi do người sử dụng, lỗi do môi trường, hư hỏng vật lý, quá thời hạn bảo hành.
Ưu điểm và nhược điểm của van điện từ đồng
Ưu điểm của van điện từ đồng
Van điện từ đồng có khả năng tương thích với đa dạng ứng dụng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, phù hợp với các ứng dụng nước, hơi nước, khí…
Van được cấu tạo từ vật liệu đồng: vật liệu này có ưu điểm là chúng chống ẩm tốt, ngăn tình trạng rỉ sét do oxy hóa gây ra và có độ bền cao, chịu nhiệt, chịu lực tốt.
Van có độ linh hoạt cao: cho phép điều khiển đóng ngắt dòng chất chính xác và nhanh chóng.
Van cần ít năng lượng để hoạt động: công suất tiêu thụ của van rất thấp và là loại van thường đóng hoặc thường mở cho nên chỉ cần cấp điện cho một chu trình hoạt động, giảm mức tiêu thụ năng lượng không cần thiết.
Nhược điểm của van điện từ đồng
Vật liệu đồng có nhiều ưu điểm tuy nhiên chúng không thể làm việc với lưu chất ăn mòn cao, có tính axit, tính muối, cho nên phải hết sức cân nhắc về lưu chất sử dụng khi lựa chọn van.
Cân nhắc về hoạt động của van, van chỉ có chức năng đóng ngắt dòng chất và không thể điều khiển dòng chất.
Do thiết kế đặc biệt của cửa van nên áp suất dòng chảy và lưu lượng dòng chảy qua van sẽ bị ảnh hưởng.
Chức năng của van ở dạng thường đóng hoặc thường mở cho nên với các ứng dụng cần điều khiển thì nên lựa chọn sang các loại van khác.
Một số loại van điện từ đồng
Van điện từ đồng thường đóng
Thiết kế của loại van này có trạng thái hoạt động là thường đóng. Van khi ở trong tình trạng không cấp điện sẽ ở trạng thái đóng, khi cấp điện vào van sẽ được điều khiển đến trạng thái mở.
Van điện từ đồng thường mở
Trạng thái thường thấy của loại van này là trạng thái mở có nghĩa là khi không cấp điện vào van thì van sẽ ở trạng thái mở, khi cấp điện vào van, van sẽ điều khiển đóng lại.
Van điện từ đồng 24V
Loại này sử dụng điện áp 24V để hoạt động, thường là điện áp 24VDC, điện áp này khá an toàn khi sử dụng. Vì vậy, tại các ứng dụng đặc tính nguy hiểm, dễ chập điện thì nên lựa chọn loại này để đảm bảo an toàn cho người vận hành.
Van điện từ đồng 220V
Sử dụng điện áp 220V để hoạt động, nguồn điện áp 220VAC rất phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp và dân dụng.
Có thể bạn quan tâm: Van điện từ vi sinh
Dũng –
Đã nhận sản phẩm, rất chất lượng