Cập nhật lần cuối ngày 15/05/2023 lúc 11:13 sáng
Van cổng ty chìm (Non rising stem gate valve) là một trong những dòng van, được sử dụng rất phổ biến trên các hệ thống đường ống, đặc biệt là những hệ thống làm việc với các loại chất lưu có trạng thái lỏng, những thiết bị này cung cấp khả năng kiểm soát dòng chảy một cách tối ưu.
Nếu bạn đang quan tâm đến các thiết bị van cổng ty chìm, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loại van này ngay sau đây.
Khái quát về van cổng ty chìm
Khi nhắc đến van cổng ty chìm ty chúng ta thường hiểu với nhau, đây là dòng van cơ học (van vận hàng bằng tay), cái tên van cổng ty chìm được sử dụng để phân biệt với dòng van cổng ty nổi, chúng vốn là hai dòng van cổng được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Được sử dụng trên các hệ thống đường ống vời chức năng đóng, mở và điều tiết lưu lượng của dòng chảy chất lưu bên trong, thông qua việc thực hiện nâng và hạ chi tiết cánh van ở các mức độ khác nhau, mức độ nâng hạ này được điều chỉnh thông qua việc quay vô lăng, theo các chiều thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
Tên gọi van cổng ty chìm xuất phát từ đặc điểm vị trí của ty van trong quá trình làm việc, đó là bộ phận này luôn chìm vào trong thân van, chứ không nổi lên phía trên vô lăng quay, bất kể van ở trạng thái đóng hay mở.
Để có được những thiết bị đáp ứng tốt điều kiện làm việc của nhiều hệ thống khác nhau, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí dành cho sản phẩm, van cổng ty chìm được cung cấp với dải kích thước từ DN15 đến DN1500, cùng với đó là đang dạng các tùy chọn về vật liệu chế tạo thân van như: Hợp kim đồng, thép cacbon, thép không gỉ, gang,…
Cấu tạo và hoạt động của van cổng ty chìm
Cấu tạo
Hiện tại có nhiều đơn vị sản xuất các thiết bị van cổng ty chìm, vì vậy mà cấu tạo chi tiết giữa các thiết bị van cổng ty chìm sẽ có sự khác biệt nhất định về hình dạng, tuy nhiên chúng ta có thể bỏ qua những khác biệt nhỏ này, vì nó gần như không ảnh hưởng đến tính năng của thiết bị.
Van cổng ty chìm có cấu tạo cơ bản bao gồm các bộ phận sau:
- Thân van: Bộ phận có chức năng liên kết các bộ phận và chi tiết cấu thành lại với nhau, ngoài ra hai đầu thân van được thiết kế kiểu lắp đặt tiêu chuẩn, thường là kiểu lắp mặt bích hoặc kiểu lắp kiểu lắp ren. Những loại vật liệu thường được lựa chọn, để chế tạo thân của van cổng ty chìm bao gồm đồng thau, thép không gỉ, gang dẻo,…
- Cánh van: Có nhiều kiểu thiết kế cánh van khác nhau được ứng dụng trên các thiết bị van cổng. Sự khác biệt này có thể là sự khác biệt về vật liệu, khác biệt về kết cấu. Một số loại cánh van khác nhau có thể kể đến bao gồm cánh van liền khối, cánh van 2 mảnh, cánh van đồng thau, cánh van thép không gỉ,…
- Gioăng: Chi tiết có nhiệm vụ làm kín vị trí mối nối giữa nắp và thân van, gioăng của van cổng thường được chế tạo từ cao su.
- Nắp: Chi tiết nắp có thể được xem là một phần của bộ phận thân van, được chế tạo cùng một loại vật liệu với bộ phận thân dưới, nắp và thân được liên kết với nhau thông qua các bu lông.
- Trục van: Trục van thường được chế tạo từ đồng thau, hoặc thép không gỉ cho phép chi tiết này có khả năng chống ăn mòn cao, chịu được lực tác động tốt. Vì trong quá trình làm việc, đây là chi tiết có nhiệm vụ truyền lực từ bộ phận vô lăng quay đến canh van, đồng thời bên trong thân van có độ ẩm khá cao, nên chi tiết này phải được chế tạo từ loại vật liệu có khả năng chống lại hiện tượng oxi hóa.
- Vô lăng quay: Vô lăng được liên kết trực tiếp vời trục van, bộ phận này được chế tạo từ thép hoặc gang.
Nguyên lý hoạt động
Với những đặc điểm cấu tạo của van cổng ty chìm, thiết bị này cho phép chất lỏng đi qua van theo cả hai chiều, hoạt động van xoay quanh 3 trạng thái chính đó là: Trạng thái đóng, trạng thái mở, và trạng thái điều tiết lưu lượng dòng chảy.
- Trạng thái đóng: Ở trạng thái này vàn đóng hoàn toàn và chặn đứng dòng chảy của chất lưu, tương ứng với chi tiết cánh van đang ở vị trí thấp nhất.
- Trạng thái mở: Khi van đang đóng để chuyển sang trạng thái mở, ta thực hiện quay vô lăng ngược chiều kim đồng hồ. Do trục van được liên kết với vô lăng quay nên chuyển động quay này, được truyền toàn bộ đến trục van, lúc này do sự liên kết giữa cánh van và trực van, là kiểu liên kết dựa trên cơ cấu nâng hạ vít me, nên chuyển động quay của trục van được chuyển đổi, thành chuyển động nâng lên của cánh van. Từ đó làm cho van chuyển sang trạng thái mở.
- Trạng thái điều tiết: Trạng thái điều tiết của van cổng ty chìm được hiểu là trạng thái mà van chỉ mở một phần, cánh van càng gần với vị trí cao nhất, sẽ cho phép lưu chất đi qua van càng nhiều, và ngược lại khi cánh van tiến càng gần đến vị trí thấp nhất, lưu lượng của chất lưu đi qua van sẽ càng ít.
Trên đây là 3 trạng thái là việc cơ bản của van cổng ty chìm, để chuyển đổi giữa các trạng thái làm việc, ta thực hiện quay vô lăng theo chiều thuận hoặc ngược chiều so với chiều kim đồng hồ, phụ thuộc vào trạng thái ban đầu và trạng thái muốn thay đổi.
Phân loại van cổng ty chìm
Các thiết bị van cổng ty chìm được ứng dụng từ rất lâu trước đây, trong nhiều hệ thống khác nhau. Trải qua thời gian dài ứng dụng và phát triển, các hệ thống ứng dụng ngày càng yêu cầu thiết bị đáp ứng những điều kiện làm việc phức tạp hơn. Từ đó dẫn đến các thiết bị van cổng ty chìm, ngày càng được cung cấp với đa dạng chủng loại.
Phân loại theo vật liệu
Van cổng ty chìm inox
Các sản phẩm van cổng ty chìm có bộ phận thân van, được chế tạo từ các loại thép không gỉ, thường được gọi là van cổng ty chìm inox, đặc điểm của dòng sản phẩm này đó là chúng có khả năng chống ăn mòn tốt, khả năng làm việc ở ngưỡng nhiệt độ và áp suất cao.
Những loại vật liệu thường được sử dụng để chế tạo thân van bao gồm: Inox 304, inox 316, CF8M,…
Do các loại thép không gỉ thường có giá thành cao hơn, so với các loại vật liệu khác chính vì vậy, mà giá thành của sản phẩm cũng cao hơn so với những dòng van còn lại.
Van cổng ty chìm đồng
Van cổng ty chìm đồng là dòng van có bộ phận cấu thành được chế tạo từ đồng thau, một loại hợp kim của đồng, có khả năng kháng hóa chất.
Dòng sản phẩm này thường được cung cấp với những thiết bị có kích thước nhỏ, kiểu lắp đặt thường được sử dụng là kiểu lắp ren, chúng thường được ứng dụng trong các hệ thống nước sạch.
Nhìn chung các sản phẩm van cổng đồng dạng ty chìm, có chức năng khá tương đồng so với van inox, tuy nhiên khả năng chịu áp lực, khả năng chống ăn mòn và khả năng chịu nhiệt thấp hơn.
Van cổng ty chìm thép
Van cổng ty chìm thân thép, đúng như tên gọi của nó dòng sản phẩm này sử dụng thép, là loại vật liệu chính để chế tạo các bộ phận chính của van bao gồm thân van, cánh van, vô lăng quay,…
Do đặc tính của thép là có khả năng chịu được nhiệt độ tác động và áp suất lớn, những tính chất này rất phù hợp để chế tạo van. Tuy nhiên khác với thép không gỉ hay đồng thau, thép có khả năng kháng hóa chất kém hơn, đồng thời loại vật liệu này dễ bị oxi hóa trong quá trình làm việc, vì vậy các sản phẩm van thép thường được sơn một lớp Epoxy bên ngoài, để nâng cao khả năng bảo vệ bề mặt của chính thiết bị.
Phân loại theo kiểu lắp đặt
Van cổng ty chìm lắp bích
Van cổng ty chìm lắp bích thường được thiết kế với kích thước tương đối lớn, so với kiểu lắp ren (khoảng từ DN50 đến DN1500), phần mặt bích của van được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn như: JIS, DIN, ANSI, BS,… Đây là những tiêu chuẩn của các quốc gia và khu vực khác nhau, đã được thống nhất.
Với những tiêu chuẩn trên, mặt bích lại được phân loại ra thành hai kiểu dáng nhỏ hơn bao gồm:
- Mặt bích FF (flat face): đây là kiểu mặt bích phẳng, không có gờ nhô lên, việc sử dụng kiểu thiết kế này, góp phần tăng diện tích tiếp xúc của van với lại phấn mặt bích của thiết bị cần ghép nối.
- Mặt bích RF (raised face): so với mặt bích FF, thì kiểu mặt bích RF được sử dụng trên van phổ biến hơn, về đặc điểm cấu tạo thiết bị được thiết kế với một phần mặt bích được nhô lên, chính vì vậy mà chúng còn được biết đến với một cái tên khác, đó là mặt bích nâng.
Van cổng ty chìm lắp ren
Van cổng ty chìm lắp ren được cung cấp với kích thước nhỏ (khoảng từ DN15 đến DN100), van thường được thiết kế kiểu ren trong để liên kết với phần ren ngoài của đường ống.
Đặc điểm của kiểu nối ren đó là sự tiện lợi và nhanh chóng trong quá trình lắp đặt, mối ghép được liên kết trực tiếp giữa 2 thiết bị với nhau, mà không cần sử dụng đến phụ kiện kiện kết, được đánh giá cao về độ ổn định và khả năng chịu áp lực.
Hạn chế của kiểu lắp ren là chúng không phù hợp, để thiết kế cho những sản phẩm có kích thước quá lớn, bởi kiểu lắp đặt này thực hiện việc liên kết hai thiết bị thông qua thao tác, lồng hai đầu mối ghép lại với nhau và xoáy chúng theo chiều đối ngược (với những mối ghép có đường kính nhỏ, sẽ dễ dàng thực hiện, nhưng đường kính lớn cần nhiều lực xiết hơn và, độ hở của mối ghép ren sẽ lớn hơn).
So sánh van cổng ty nổi và van cổng ty chìm
Như bạn đã biết dòng van cổng được chế tạo với 2 biến thể chính, bao gồm van cổng ty nổi và van cổng ty chìm, cả hai dòng sản phẩm này đều sử dụng nguyên lý của sập để kiểm soát dòng chảy. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt về hoạt động, cấu tạo chi tiết, phạm vi ứng dụng,… Nếu bạn chưa phân biệt rõ về hai dòng van này, hãy để VIVA cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích.
Hoạt động
Đối với van cổng ty chìm bộ phận ty van, luôn ở một vị trí nhất định ở mọi trạng thái làm việc của van. Trong khi đó với van cổng ty nổi, chiều cao của ty van sẽ thay đổi phụ thuộc và trạng thái làm việc của van.
Kết cấu truyền động
Sự khác biệt về cách thức hoạt động của thiết bị xuất phát từ sự khác biệt về cấu tạo, với van cổng ty nổi ty van được liên kết với cánh van cố định, giữa chúng chỉ có chuyển động xoay và bị giới hạn những phương chuyển động khác, giữa ty van và vô lăng quay liên kết thông qua kiểu nối ren. Đối với van cổng ty chìm thì ngược lại, giữa trục và cánh van là kiểu liên kết ren, còn giữa trục van và vô lăng quay là liên kết cố định.
Yêu cầu về không gian lắp đặt
Nếu so sánh cùng một kích thước đường kính thân van, những thiết bị dạng ty nổi thường có chiều cao lớn hơn, chính vậy mà trong một số trường hợp, van cổng ty nổi bị giới hạn về không gian lắp đặt.
Ứng dụng thực tiễn của van cổng ty chìm
Van cổng ty chìm là thiết bị cung cấp khả năng kiểm soát dòng chảy, của nhiều loại lưu chất khác nhau trong hệ thống đường ống (chủ yếu là các loại chất lỏng), được biết đến với ưu điểm có độ kín cao, khả năng chịu áp lực tốt và rất bền bỉ. Nên dòng van này đã được sử dụng phổ biến trong nhiều ứng dụng.
Một số ví dụ về ứng dụng của van cổng ty chìm:
- Chúng được sử dụng nhiều nhất trên các hệ thống đường ống dẫn nước bao gồm nước sinh hoạt, nước cung cấp cho hoạt động nông nghiệp, nước sử dụng trong công nghiệp,… Với kích thước đa dạng, những thiết bị này được ứng dụng trong nhiều quy mô khác nhau từ hộ gia đình đến các nhà máy lọc nước có công suất lớn.
- Van cổng ty chìm được sử dụng rất phổ biến trên các loại tàu thuyền, chúng được sử dụng để hỗ trợ kiểm soát hệ thống nước làm mát buồng máy, hệ thống cứu hỏa trên tàu, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho thủy thủ đoàn,…
- Sử dụng trong các hệ thống hóa chất, hệ thống xử lý nước thải với dòng sản phẩm van cổng ty chìm có các bộ phận và chi tiết, được chế tạo từ thép không gỉ.
Một số lưu ý khi sử dụng van cổng ty chìm
Trong quá trình sử dụng van cổng ty chìm rất mong quý khách hàng chú ý, không nên sử dụng nhiều loại lưu chất trong một hệ thống, vì vô tình những chất này có thể tác dụng với nhau tạo ra những phản ứng hóa học từ đó gây ảnh hưởng xấu đến thiết bị.
Hạn chế sử dụng van ở chế độ điều tiết để, đảm bảo tuổi thọ của van đạt ngưỡng cao nhất.
Hầu hết các sản phẩm van cổng ty chìm mà chúng tôi cung cấp, không cần phải bảo dưỡng trong quá trình sử dụng, nên khách hàng tránh việc tự ý tháo rời các bộ phận của van, khi không cần thiết.
Sử dụng van đúng với những thông số kỹ thuật được thiết kế và công bố từ nhà sản xuất.
Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm đến sản phẩm! Nếu có thắc mắc gì về sản phẩm xin hãy liên lạc để được tư vấn trực tiếp.
admin (xác minh chủ tài khoản) –
Van cổng ty chìm
admin (xác minh chủ tài khoản) –
chất lượng cao