Cập nhật lần cuối ngày 09/03/2023 lúc 11:05 sáng
Van giảm áp suất khí nén, thường được biết đến với cái tên van giảm áp khí nén, van làm việc ổn định, luôn đảm bảo áp suất khí sau khi đi qua van, có giá trị nhỏ hơn so với áp suất ban đầu.
Van được cung cấp với đa dạng chủng loại, phù hợp với khí nén có nhiều mức áp suất làm việc khác nhau.
Giới thiệu thiết bị van giảm áp suất khí nén
Van giảm áp suất khí nén được cung cấp với nhiều chủng loại, và hình dạng khác nhau, mặc dù có sự khác biệt về hình dạng, cấu tạo chi tiết cũng như vật liệu chế tạo, nhưng tất cả chúng đều có chung tính năng, đó là hạ thấp áp suất của khí nén làm việc sau khi đi qua van, đồng thời duy trì mức áp suất này ổn định nhất có thể, mặc cho áp suất đầu vào có sự biến động.
Lượng giảm áp của khí nén, có thể được điều chỉnh thông qua việc nới lỏng hoặc siết chặt, vít điều chỉnh áp suất (chi tiết được thiết kế sẵn trên thân van), cùng với đồng hồ đo áp suất cho phép người dùng dễ dàng điều chỉnh mức áp suất đầu ra, như mong muốn.
Thân van được chế tạo từ nhôm, nhựa, thép không gỉ,… Điều này phụ thuộc vào độ lớn của áp suất làm việc bên trong hệ thống. Là dòng van giảm áp được thiết kế đặc biệt, sử dụng cho lưu chất là khí nén.
Xem thêm:
Tại sao cần sử dụng van giảm áp suất khí nén?
Xuất phát từ điều kiện làm việc thực tế, yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu về an toàn, của các hệ thống khí nén được ứng dụng trong nhiều ngành nghề ở thời điểm hiện tại.
Một hệ thống khí nén sẽ bao gồm rất nhiều thiết bị liên quan đến nhau, thường chúng được chia ra làm ba loại chính:
- Nguồn tạo khí nén: Thiết bị sử dụng không khí thông thường để nén chúng lại, tạo thành không khí có áp suất cao hơn mức thông thường, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà khí nén, được nén đến mức áp suất có độ lớn cần thiết. Thiết bị phổ biến dùng để tạo ra nguồn khí nén là các loại máy nén khí. Khí nén được tạo thường được dự trữ bên trong bình tích áp.
- Hệ thống phân phối và kiểm soát khí nén: Bao gồm các thiết bị đường ống, đầu nối khí, các loại van,… Kết hợp với nhau những thiết bị trên tạo thành một mạng lưới phân phối khí nén, đi đến các thiết bị sử dụng khí nén (các thiết bị van giảm áp suất khí nén thường được lắp đặt hệ thống này).
- Các thiết bị sử dụng khí nén: Những thiết bị sử dụng khí nén để có thể hoạt động, ví dụ như: Xylanh khí nén, động cơ khí nén, và những hệ thống sử dụng khí nén cho các mục đích khác,…
Trong một hệ thống khí nén như trên, đa phần các thiết bị sẽ hoạt động hiệu quả ở những mức áp suất khác nhau, thông thường máy nén khí sẽ tạo ra nguồn, khí nén có mức áp suất lớn nhất, sau đó đưa đến các lộ cung cấp chính, tiếp theo sẽ đến những lộ nhỏ hơn để cấp cho thiết bị sử dụng khí nén.
Lúc này những thiết bị sử dụng khí nén ở mức áp suất nhỏ hơn, sẽ cần sử dụng đến các thiết bị van giảm áp suất khí nén.
Thiết bị cung cấp với đa dạng vật liệu
Van giảm áp suất khí nén được cung cấp đến khách hàng, với nhiều tùy chọn về chủng loại vật liệu, các loại vật liệu phổ biến được sử dụng để chế tạo van, có thể kể đến như: Nhựa. thép, nhôm, đồng thau,…
Việc chế tạo van từ nhiều loại vật liệu khác nhau, nhằm mục đích giải quyết đồng thời hai vấn đề, đó là tính kinh tế và yêu cầu kỹ thuật.
Ví dụ: Trong những hệ thống có áp suất làm việc không quá cao, ta có thể sử dụng những sản phẩm van nhựa để giảm bớt chi phí đầu tư cho sản phẩm, đồng thời vẫn đáp ứng được khả năng chịu áp suất. Với những hệ thống có áp suất lớn hơn, ta chuyển sang lựa chọn van kim loại để bảo khả năng chịu lực.
Nên khách hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn, thiết bị được chế tạo từ những loại vật liệu nào cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, với mức chi phí bỏ ra là thấp nhất.
Cấu tạo và hoạt động của van giảm áp suất khí nén
Cấu tạo cơ bản của van giảm áp suất khí nén
Do thiết bị được cung cấp nhiều chủng loại, với nhiều hình dáng khác nhau, vì vậy cấu tạo chi tiết của thiết bị sẽ có khác biệt nhất định giữa các chủng loại sản phẩm, tuy nhiên về cấu tạo cơ bản là giống nhau.
Việc tìm hiểu về nguyên lý cấu tạo của thiết bị, giúp khách hàng có thể sử dụng thiết bị này một cách tối ưu hơn, đồng thời việc bảo dưỡng thiết bị cũng được thực hiện một cách dễ dàng hơn.
Van giảm áp suất khí nén có cấu tạo cơ bản như sau:
- Vít điều chỉnh: Chi tiết có chức năng điều chỉnh áp suất khí nén đầu ra của van, thường được chế tạo từ thép.
- Thân van: Bộ phận thân thường được chế tạo từ hai chi tiết, bao gồm phần thân dưới và phần nắp, chúng có thể được chế tạo cùng một loại vật liệu, hoặc hai loại vật liệu khác nhau, tùy thuộc vào mục đích chế tạo của nhà sản xuất.
- Đĩa van: Là chi tiết trực tiếp thực hiện việc đóng mở dòng chảy, đĩa van cần đáp ứng được yêu cầu về khả năng chịu lực tác động, cùng với đó là khả năng chống gỉ, vì bên trong khí nén lôn có độ ẩm nhất định, làm việc lâu ngày không tránh khỏi hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
- Lò xo: Tạo lực tác dụng lên màng ngăn để mở van, chi tiết được chế tạo từ thép không gỉ hoặc đồng thau.
- Màng ngăn: Chi tiết tiếp nhận áp lực từ khí nén để đóng van, khi áp suất đầu ra đủ lớn lực tác dụng lên màng ngăn, thắng được lực đàn hồi của lò xo, van sẽ chuyển sang trại thái đóng, chi tiết được chế tạo từ cao su.
- Trục van: Trục van có nhiệm vụ liên kết và truyền lực từ màng năng xuống đĩa van, sử dụng vật liệu chế tạo là inox hoặc đồng thau, tùy thuộc từng sản phẩm.
Nguyên lý làm việc của van giảm áp suất khí nén
Cách thức hoạt động của các thiết bị van giảm áp suất khí nén, phụ thuộc vào cấu tạo chi tiết của thiết bị, phần lớn các thiết có cầu tạo kiểu trực tiếp, sử dụng bộ phận màng ngăn hoặc piston, để phản hồi lại độ lớn của áp suất đầu ra.
Các thiết bị van giảm áp sẽ hoạt động đóng mở liên tục, phụ thuộc vào độ biến thiên của áp suất đầu ra.
Ban đầu van sẽ ở trạng thái mở do tác động từ lực đàn hồi của lò xo, lưu chất chảy qua van sau một khoảng thời gian ngắn, sẽ lấp đầy hệ thống đường ống cùng các thiết bị phía sau van, và làm cho áp suất ở đó tăng dần theo thời gian.
Nhờ vào cấu tạo đặc biệt của thân van, khí nén được trích dẫn một phần lên khoang trên, và áp suất khí sẽ tác dụng lên màng ngăn hoặc piston (tùy theo cấu tạo), áp suất càng tăng cao lực tác dụng lên màng năng càng lớn, lực này có cùng phương và ngược chiều với lực đàn hồi của lò xo.
Khi lực tác động đo áp suất gây ra đủ lớn để thắng lực đàn hồi của lò xo, van sẽ chuyển sang trạng thái đóng. Trong quá trình sử dụng, áp suất bên trong hệ thống giảm xuống, sẽ được mở ra, quá trình làm việc của van giảm áp suất khí nén, sẽ lặp đi lặp lại như vậy.
Khả năng ứng dụng của van giảm áp suất khí nén
Van giảm áp suất khí nén, được sử dụng với mục đích hạ thấp, đồng thời ổn định áp suất của khí nén làm việc ở đầu ra của van, nhằm đắm ứng những yêu cầu kỹ thuật đặt ra.
Một số ứng dụng của van có thể kể đến như:
- Hệ thống khí nén: Van giảm áp suất khí nén thường được sử dụng trong hệ thống khí nén, được lắp đặt trên các thiết bị như, đường ống dẫn khí, các vị trí đầu hoặc cuối của bình tích áp, lắp đặt trước thiết bị hoạt động bằng khí nén, để đảm bảo cung cấp áp suất cung cấp phù hợp.
- Sử dụng trong các hệ thống máy móc, công trình đường ống sử dụng trong các nhà máy và khu công nghiệp.
- Ứng dụng trong các hệ thống sưởi, sấy khô, hệ thống thông gió, những hệ thống này thường được sử dụng trong công nghiệp hoặc các tòa nhà.
Xem thêm sản phẩm Van giảm áp hơi
Kien Nguyen (xác minh chủ tài khoản) –
Mình là admin của website, mọi thắc mắc về sản phẩm vui lòng liên hệ qua số điện thoại hoặc zalo.