Xi lanh khí nén

Original price was: 300.000 ₫.Current price is: 285.000 ₫.

(1 đánh giá của khách hàng)
Tình trạng: Còn hàng
Bảo hành: 12 tháng
GTIN: 8931542928878 Mã: 92887 Danh mục:

Cập nhật lần cuối ngày 20/07/2023 lúc 11:03 sáng

Hệ thống khí nén được sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống thuộc nhiêu lĩnh vực, trong đó xi lanh khí nén (ben khí) là một trong những thiết bị khí nén cơ bản, chúng được phân loại vào thiết bị chấp hành, trong mỗi hệ thống.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu, thêm các thông tin liên quan đến xi lanh khí nén bao gồm: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng thực tế,…

Giới thiệu về xi lanh khí nén

Xi lanh khí nén là một thiết bị khí nén, được sử dụng với mục đích tạo ra chuyển động quay hoặc chuyển động tuyến tính, nhờ vào áp suất của khí nén tác dụng lên piston, kết hợp với cấu tạo đặc biệt được thiết kế, qua đó tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa các buồng bên trong xi lanh, để tạo ra chuyển động mong muốn.

Từ đó để điều khiển hoạt động của thiết bị này điểm mấu chốt, là ta cần điều khiển được quá trình cấp và xả khí nén đến các buồng bên trong xi lanh.

Thiết bị này được ứng dụng trong nhiều hệ thống, thuộc nhiều lĩnh vực, chính vì vậy chúng được thiết kế và chế tạo với đa chủng loại, tương ứng vời đó là nhiều chức năng và hình dạng khác nhau. Phần lớn xi lanh khí nén được chế tạo từ nhôm, một số khác được thiết kế để làm việc trong điều kiện chịu lực tác động lớn, được chế tạo từ thép không gỉ.

Chúng được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, được đánh giá cao về khả năng truyền động, trong điều kiện làm việc với cường độ cao, hoạt động ổn định và bền bỉ.

Hình ảnh xi lanh khí nén
Hình ảnh xi lanh khí nén

Cấu tạo của xi lanh khí nén

Như bạn đã biết các thiết bị xi lanh khí nén hiện nay được cung cấp với rất nhiều chủng loại khác nhau, với mục đích tối ưu khả năng làm việc cho từng hệ thống, đặt ra các yêu cầu kỹ thuật riêng biệt.

Từ đó mà ngày càng có nhiều biến thể được thiết kế chế tạo, và chúng sẽ có khác biệt nhất định về cấu tạo. Trong phần bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo của xi lanh khí nén cơ bản, đồng thời cũng là loại được sử dụng nhiều nhất.

Xi lanh khí nén được cấu tạo từ các bộ phận cơ chính sau:

  • Thân xi lanh: Bộ phận này thường được chế tạo từ nhôm hoặc inox, được thiết kế với dạng hình trụ, với hai kiểu dáng phổ biến là kiểu hình trụ tròn hoặc hình trụ vuông. Bên trong thân được chế tạo rỗng hoàn toàn, với đường kính tương ứng với kích thước của piston.
  • Nắp xi lanh: Bao gồm 2 chi tiết tương ứng với nắp ở phần đầu và nắp ở phần đuôi xi lanh, phụ thuộc vào yêu cầu đặt ra về khả năng chịu áp lực của thiết bị, 2 chi tiết này có thể được chế tạo từ nhôm, thép, hoặc inox. Trên mỗi nắp được thiết kế các đường dẫn khí, cùng với đó là van điều chỉnh tốc độ hành trình của ty xilanh.
  • Piston: Chi tiết có nhiệm vụ tiếp nhận áp suất của khí nén và chuyển hóa thành động năng, chi tiết này được đặt bên trong lòng xi lanh và được liên kết với cần xy lanh. Để đảm bảo độ kín và hiệu suất làm việc, giữa piston và thành xi lanh được gia tăng độ kín, nhờ vào các gioăng cao su được gắn vào piston, đồng thời giữa chúng luôn tồn tại một màng dầu mỏng.
  • Ty xi lanh: Là chi tiết có nhiệm vụ chính là truyền động, đồng thời nó cũng góp phần hỗ trợ dẫn hướng chuyển động của piston. Chính vì vậy mà chúng được chế tạo từ thép không gỉ, loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn, chịu lực tốt và có bộ bền rất cao.
  • Cổng cấp khí: Cổng cấp khí được thiết kế ở đầu và cuối của xi lanh, khi ta cấp khí và cổng dưới ty xi lanh đẩy ra, khi ta cấp khí vào cổng trên, ty xi lanh sẽ thu về.
  • Van điều chỉnh: Van điều chỉnh được thiết kế bên cạnh các cổng cấp khí, chúng có nhiệm vụ điều khiển tốc độ hành trình đẩy ra và thu về của ty xi lanh khí nén. Về cơ bản đây là hai van tiết lưu, thực hiện điều tiết lưu lượng khí nén được cấp vào bên trong thân của xi lanh, thông qua các đầu cấp khí.

Trên đây là những bộ phận chính cấu thành nên, thiết bị xi lanh khí nén. Ngoài những bộ phận và chi tiết này, để có được một thiết bị hoàn chỉnh, còn có sự liên kết và làm tăng độ kính giữa các bộ phận, được đảm nhận bởi các chi tiết phụ bao gồm: Gioăng, bu lông, bạc trục,…

Cấu tạo xi lanh khí nén
Cấu tạo xi lanh khí nén

Nguyên lý hoạt động của xi lanh khí nén

Xi lanh khí nén có nguyên lý hoạt động tương đối đơn giản, xoay quanh hai hoạt động chính là đẩy trục xi lanh đi ra, và hoạt động thu trục xi lanh trở về. Hai hoạt động này được tạo ra do sự chênh lệch áp suất, tác động lên hai phía đối diện nhau của piston, sự chênh lệch áp suất này được tạo ra, thông qua việc kiểm soát quá trình cấp khí nén vào bên trong xi lanh.

Cụ thể hai quá trình này diễn ra như sau:

  • Lúc ban đầu xi lanh khí nén đang ở vị trí thu vào, khi ta tiến hàng cấp khí nén vào thông qua cổng tiếp nhận phía đuôi xi lanh, lúc này do áp lực cao của khí nén tác động lên piston và toàn bộ khoang phía sau, do những chi tiết khác đã được thiết kế cố định, nên piston sẽ trượt dọc theo lòng xi lanh đi lên, cùng với đo chi tiết trục được liên kết cố định với piston, nên cả hai chi tiết này sẽ có cùng chuyển động với nhau, (Trục được đẩy ra khỏi thân xi lanh).
  • Hoạt động thu lại trục xi lanh được thực hiện thông qua, việc cấp khí vào cổng tiếp nhận ở đầu xi lanh, lúc này áp suất của khí nén sẽ tác động lên piston theo chiều ngược lại. Từ đó làm cho chi tiết này chuyển động lùi lại, và kéo theo chuyển động trục xi lanh lùi vào bên trong.
Nguyên lý hoạt động xi lanh khí nén
Nguyên lý hoạt động xi lanh khí nén

Phân loại xi lanh khí nén

Trải qua thời gian dài ứng dụng và phát triển, các thiết bị xi lanh khí nén được ứng dụng gần như trong tất cả các lĩnh vực, từ những hệ thống đơn giản đến phức tạp. Chính vì vậy mà đã có rất nhiều biến thể của loại thiết bị khí nén này, được nghiên cứu và chế tạo. Sau đây xin chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua một số loại xi lanh khí nén, được ứng dụng trong thực tế.

Phân loại dựa trên kiểu khí nén tác động

Xi lanh khí nén tác động đơn

Xi lanh khí nén tác động đơn là những thiết bị, hoạt động nhờ vào tác động một chiều từ phía khí nén, chiều còn lại là tác động từ lực đàn hồi của lò xo được đặt bên trong thân xi lanh. Tùy vào cách bố trí lò xo mà ta có thể phân loại chúng thành hai dạng bao gồm:

  • Xi lanh cấp khí để đẩy: Khi muốn xi lanh thực hiện thao tác đẩy ta phải cấp vào bên trong nó, một lượng khí nén, có áp suất đủ lớn để tạo ra lực tác dụng lên piston, lớn hơn lực của lò xo. Khi ta ngừng cấp khí, lực đàn hồi của lò xo sẽ tác động làm cho xi lanh trở về vị trí ban đầu.
  • Xi lanh cấp khí để kéo: Cần của xi lanh luôn ở trạng thái đẩy ra khi không được cấp khí, chỉ khí ta cấp vào thân xi lanh một lượng khí, có áp suất đủ lớn cần xi lanh sẽ được thu vào.
Xi lanh khí nén tác động đơn
Xi lanh khí nén tác động đơn

Xi lanh khí nén tác động kép

Nếu như kiểu tác động đơn chỉ cần cấp khí 1 đầu để, thay đổi trạng thái hoạt động thì kiểu xi lanh khí nén tác động kép, phải cấp khí hai từ hai đầu để điều khiển, hoạt động kéo vào đẩy của thiết bị này. Do không bị triệt tiêu một phần lực từ phía lò xo, nên kiểu tác động kép thường sẽ sử dụng khí nén có áp suất thấy hơn (trong điều kiện so sánh cùng kích thước, và cùng tải trọng làm việc).

Hơn nữa kiểu tác động kép cũng được đánh giá cao hơn về tính linh hoạt, trong ứng dụng. Nhờ vào việc thay đổi đầu cấp khí, ta có thể điều khiển hoạt động của thiết bị này một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Chính vì những lý do trên mà kiểu tác động kép, được sử dụng phổ biến hơn so với kiểu tác động đơn.

Xi lanh khí nén tác động kép
Xi lanh khí nén tác động kép

Phân loại dựa trên hình dạng

Xi lanh khí nén vuông

Thiết bị được thiết kế với thân xi lanh hình vuông, hoặc thân hình tròn nhưng hai chi tiết nắp xi lanh được thiết kế, có tiết diện hình vuông.

Về cơ bản cả xi lanh vuông và xi lanh tròn đều giống nhau về chức năng và nguyên lý cấu tạo, tuy nhiên kiểu xi lanh vuông thường được thiết kế với kích thước lớn hơn, so với kiểu biên dạng hình tròn. Chúng thường được ứng dụng để lắp đặt cho những vị trí, lắp đặt cố định thân xi lanh.

Xi lanh khí nén vuông
Xi lanh khí nén vuông

Xi lanh khí nén thân tròn

Đúng như cái tên của nó, những thiết bị này được thiết kế hình dạng bên ngoài là hình trụ tròn. So với kiểu thân vuông, thì xi lanh khí nén thân tròn, thường được thiết kế nhỏ hơn, và phần nắp ở đuôi xi lanh, được thiết kế tích hợp bộ phận đế lắp.

Xi lanh khí nén thân tròn
Xi lanh khí nén thân tròn

Xi lanh khí nén compact

Xi lanh khí nén compact có đặc điểm cấu tạo nhỏ gọn, ta thường thấy chúng được thiết kế với dạng hình hộp vuông hoặc hình hộp chữ nhật.

Chúng được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu, đặt ra đối với một thiết bị xi lanh khí nén được sử dụng trong không gian hạn chế, đồng thời vẫn phải đạt được hiệu suất cao trong quá trình, chuyển đổi giữa áp suất khí nén thành lực tác động của trục xi lanh.

Các xi lanh khí nén compact thường được làm bằng nhôm hoặc thép không gỉ, với đường kính từ 8mm đến 50mm và chiều dài từ 10mm đến 300mm. Do kích thước nhỏ gọn và độ bền cao, chúng thường được sử dụng, trong các hệ thống tự động hóa và điều khiển động cơ nhỏ.

Xi lanh khí nén compact
Xi lanh khí nén compact

Phân loại dựa trên chức năng

Xi lanh khí nén dạng kẹp

Xi lanh khí nén dạng kẹp là một loại xi lanh có thiết kế, đặc biệt hơn so với những thiết bị xi lanh khí nén thông thường. Nó có hai đầu kẹp bằng kim loại được thiết kế song song với nhau, và chúng sẽ kẹp lại hoặc mở ra, khi có sự thay đổi của áp suất khí nén tác dụng đến chi tiết piston, đặt bên trong xi lanh.

Với đặc điểm về cấu tạo như vậy, thiết bị được sử dụng với chức năng cố định, hoặc kẹp chặt sau đó duy chuyển các thiết bị, một vật nào đó trong quá trình sản xuất, đặc biệt đối với những hệ thống tự động hóa.

Xi lanh khí nén dạng kẹp
Xi lanh khí nén dạng kẹp

Xi lanh khí nén 2 đầu

Dòng xi lanh khí nén hai đầu có cấu tạo khá đặc biệt, khi mà chúng có đến hai ty được đồng trục được thiết kế đối xứng với nhau, thông qua piston.

Đây là dòng xi lanh ít được ứng dụng trong thực tiễn làm việc, tuy nhiên nếu trong những hệ thống lớn, có kết cấu phức tạp, ngay từ khâu thiết kế người dùng cố ý sắp xếp các cơ cấu, để sử dụng loại xi lanh khí nén này, sẽ tiết kiệm được chi phí đầu từ cho hệ thống. Vì nếu được sử dụng một cách hợp lý, thiết bị này có thể cùng lúc đảm nhận được chức năng, của hai thiết bị thông thường.

Xi lanh khí nén 2 đầu
Xi lanh khí nén 2 đầu

Xi lanh khí nén xoay

Xi lanh khí nén xoay sử dụng khí nén có áp suất lớn để tạo ra chuyển động quay, hành trình của góc quay tùy thuộc vào thiết kế của nhà sản xuất, tuy nhiên ta có hai giới hạn góc quay được thiết kế phổ biến ở đây là góc 90° và 180°.

Xi lanh khí nén xoay được thiết kế với hai tùy chọn kiểu tác động của khí nén bao gồm:

  • Xi lanh khí nén xoay tác động đơn: Bên trong thân của xi lanh, được đặt một hệ thống lò xo luôn tác động một lực đàn hồi lên piston, từ đó duy trì một lực nhằm đưa xi lanh về một vị trí góc quay, nhất định được thiết kế trước đó. Để thay đổi góc nghiêng của bàn xi lanh, ta tiến hành cấp khí nén có áp suất đủ lớn vào bộ phận thân, lúc này lực tác động do khí nén lớn hơn lực tác động từ lò xo, và làm cho xi lanh thay đổi góc quay. Và khi ngừng việc cấp khí dưới tác dụng của lực đàn hồi đến từ lò xo, xi lanh sẽ tự động quay trở về vị trí ban đầu.
  • Xi lanh khí nén xoay tác động kép: Trên thân của thiết bị này được thiết kế với 2 đường cấp khí, hai đường cấp khí này sẽ tương ứng với hai chiều chiều quay, đối ngược nhau.

Với đặc điểm về cấu tạo cũng như hoạt động đặc biệt của mình, các thiết bị xi lanh khí nén xoay, thường được sử dụng làm bộ phận dẫn động, làm bàn xoay để phục vụ trong một số công đoạn trong quá trình sản xuất.

Xi lanh khí nén xoay
Xi lanh khí nén xoay

Một số thương hiệu xi lanh khí nén

Ở thời điểm hiện tại chúng ta hoàn toàn có thể sản xuất được, các thiết bị xi lanh khí nén, tuy nhiên do một số hạn chế về kỹ thuật, nếu như chúng ta tự sản xuất những sản phẩm này không đủ khả năng để cạnh tranh về tính tính tế, và kỹ thuật với những sản phẩm nhập khẩu.

Chính vì vậy mà các thiết bị xi lanh khí nén, đang được sử dụng tai Việt Nam hầu hết đều là những sản phẩm được nhập khẩu, từ nhiều thương hiệu.

Xi lanh khí nén Festo (Đức)

FESTO là một thương hiệu nổi tiếng của Đức, hãng chuyên sản xuất các loại thiết bị khí nén, thiết bị truyền đồng, thiết bị điều khiển,… Đã từ lâu các sản phẩm mang thương hiệu Đức được đánh giá rất cao về độ bền, độ ổn định. Vì những sản phẩm này để có thể được đưa vào sử dụng, chúng phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe trong được thống nhất bởi thị trường Châu Âu, một trong những thị trường khó tính bậc nhất.

Mặc dù so với nhiều thương hiệu khác, Xi lanh khí nén Festo có giá thành cao hơn khá nhiều, nhưng vấn được ưu tiên sử dụng trong nhiều hệ thống máy móc, bởi chất lượng vượt trội mà sản phẩm này mang lại.

Xi lanh khí nén Festo - Đức
Xi lanh khí nén Festo – Đức

Xi lanh khí nén Airtac (Đài Loan)

Thương hiệu Airtac đến từ Đài Loan chắc hẳn không còn xa lạ, với những khách hàng đã có kinh nghiệm làm việc, hoặc từng tiếp xúc với các hệ thống khí nén. Bởi hãng cung cấp rất nhiều loại thiết bị khí nén khác nhau, phục vụ trong hệ thống máy móc tự động hóa, với ưu điểm giá thành thấp, các sản phẩm Airtac nói chung và xi lanh khí nén Airtac nói riêng được sử dụng trong nhiều hệ thống lớn nhỏ tại Việt Nam.

Xi lanh khí nén Airtac - Đài Loan
Xi lanh khí nén Airtac – Đài Loan

Xi lanh khí nén SMC (Nhật Bản)

SMC là một thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ cho hệ thống khí nén như: van khí nén, bộ lọc khí, xi lanh khí nén, bộ giảm chấn và nhiều loại sản phẩm khác. Sản phẩm của SMC được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất, cơ khí, tự động hóa, điện tử và chế tạo máy. Được sản xuất bởi công nghệ Nhật Bản, cùng với đó xi lanh khí nén SMC đáp ứng đầy đủ, các tiêu chuẩn Châu Âu, vì thế sản phẩm của họ đã có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới.

Xi lanh khí nén SMC - Nhật Bản
Xi lanh khí nén SMC – Nhật Bản

Các loại phụ kiện sử dụng cho xi lanh khí nén

Để xi lanh khí nén có thể làm việc một cách hiệu quả, cũng như đáp ứng được những điều kiện làm việc khác nhau, các thiết bị xi lanh khí nén cần được lắp đặt vào hệ thống làm việc, đồng thời tiến hành lắp đặt các đường dây cấp khí nén vào xi lanh. Và để thực hiện được những công việc trên, các loại phụ kiện sử dụng kèm theo là rất cần thiết.

Chân đế xi lanh

Chân đế xi lanh là một thành phần quan trọng đối với nhiều hệ thống sử dụng xi lanh, chúng được sử dụng để gắn xi lanh lên các bề mặt, hoặc kết nối xi lanh với các bộ phận khác trong hệ thống.

Về vật liệu, những phụ kiện này có thể được làm từ nhiều loại vật liệu như nhôm, thép hoặc nhựa. Chúng có thể được thiết kế với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, để phù hợp với các yêu cầu của ứng dụng. Một số chân đế xi lanh có tính năng bổ sung, như chức năng điều chỉnh trọng tâm, tùy chỉnh để điều chỉnh chiều cao hoặc góc nghiêng của xi lanh. Chúng có thể được gắn trực tiếp lên xi lanh, hoặc thông qua các bộ phận trung gian như bộ chuyển đổi ren hoặc đầu nối.

Chân đế xi lanh
Chân đế xi lanh

Đầu nối trục xi lanh

Nếu chân đế được sử dụng để lắp đặt vào phần đuôi, của các thiết bị xi lanh nói chung, trong đó có xi lanh khí nén, thì đầu nối trục xi lanh được nối vào phần ty xi lanh (hay còn gọi là trục piston), nhằm mục đích liên kết với những thiết bị hoặc cơ cấu sau đó.

Phần đầu nối với trục xi lanh được chế tạo riêng, được nối với trục piston thông qua kiểu nối ren, nối rắc có hoặc sử dụng chốt kim loại,…

Là chi tiết có nhiệm vụ truyền động, đồng thời cũng là truyền lực, phụ kiện này được chế tạo từ hợp kim hoặc kim loại, và vật liệu phổ biến nhất thường được sử dụng là inox 304.

Chân đế xi lanh
Chân đế xi lanh

Đầu nối nhanh khí nén

Đầu nối nhanh khí nén được sử dụng với chức năng kết nối, xi lanh với dây hơi (đường dây cung cấp khí nén), ưu điểm ta nhận được khi sử dụng đầu nối nhanh khí nén, đó là sự kết nối dễ dàng và nhanh chóng, mối nối ổn định, đảm bảo được độ kín trong nhiều trường hợp có thể dễ dàng tháo rời các bộ phận và thiết bị ra khỏi hệ thống.

Các đầu nối nhanh thường được chế tạo từ đồng thau hoặc inox.

Đầu nối nhanh xi lanh khí nén
Đầu nối nhanh xi lanh khí nén

Dây hơi khí nén

Dây hơi khí nén được sử dụng để dẫn khí nén từ bình tích áp, đến toàn bộ các thiết bị hoạt động bằng khí nén trong hệ thống. Chính vì vậy chúng có vai trò rất quan trọng, có nhiều loại dây hơi khác nhau được chế tạo từ các loại vật liệu như nhựa PVC, nhựa PU, cao su tổng hợp,…

Dây hơi khí nén
Dây hơi khí nén

Ký hiệu kích thước của xi lanh khí nén

Ký hiệu về kích thước của xi lanh khí nén rất đơn giản và dễ hiểu, nếu bạn đã từng làm việc với loại thiết bị này, chắc hẳn đã nắm được ý nghĩa về ký hiệu kích thước của xy lanh. Tuy nhiên trong quá trình hỗ trợ khách hàng, mình cũng được một số khách hàng đặt ra những câu hỏi liên quan đến, những ký hiệu được đáp dấu trên thân xi lanh. Nên sau đây mình xin chia sẻ những thông tin này, hy vọng sau khi đọc song quý bạn đọc sẽ hiểu hơn về, những ký hiệu kích thước trân thiết bị.

Phụ thuộc vào sản phẩm được sản xuất bởi đơn vị nào, mà chúng áp dụng cách ký hiệu về model khác nhau.

Ví dụ như ảnh bên dưới ta có: GDC 40×20, ở đây GDC là mã ký hiệu riêng cho từng dòng sản phẩm (tùy theo thừng đơn vị sản xuất sẽ có cách ký hiệu khác nhau), 20 biểu thị đường kính trong của xi lanh là 20mm, và 40 biểu thị hành trình của trục piston là 40mm (trong nhiều trường hợp cũng có những đơn vị ký hiệu ngược lại như vậy, ta cần đánh kích thước, kết hợp với quan sát trực quan).

Trong thực tế thì xi lanh khí nén được cung cấp với giới hạn kích thước, về hành trình của trục piston có thể từ 10, 25, 50,…1000mm. Đường kính trong của xy lanh 12, 16, 20,… 320mm.

Ký hiệu kích thước của xi lanh khí nén
Ký hiệu kích thước của xi lanh khí nén

Tính toán lực tác động và tốc độ của xi lanh khí nén

Trong giai đoạn tính toán và thiết kế ban đầu, để có thể lựa chọn được những thiết bị xi lanh khí nén phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đặt ra, ngoài việc xác định được các thống số về kích thước, tính năng, nhiệt độ và áp suất làm việc,…

Thì việc tính toán và xác định lực đẩy cũng như lực kéo của xi lanh, là việc làm bắt buộc. Nếu ta bỏ qua bước tính toán này, sẽ dẫn đến việc lựa chọn xi lanh thừa hoặc thiếu lực, và điều này tiềm ẩn nguy cơ hệ thống không hoạt động, hoặc làm hỏng hóc những thiết bị có liên quan.

  • Để lựa chọn xi lanh có lực tác động phù hợp, cũng như điều khiển được lực của xi lanh khí nén trong quá trình làm việc, ta có thể căn vào công thức sau:

F = P x A

Trong đó:

F – Lực tác động của trục piston (N)

P – Áp suất của khí nén cấp vào xi lanh (Pa)

A – Diện tích mặt piston (m²).

Từ công thức trên trong giới hạn cho phép, người dùng có thể thay đổi áp suất khí nén để kiểm soát được lực tác động của trục piston (F).

  • Tốc độ của xi lanh khí nén, được hiểu đơn giản là tốc độ đẩy và thu trục piston, trong quá trình làm việc, xét trong điều kiện làm việc lý tưởng, ta có công thức sau:

V = Q/A

Trong đó:

V – Tốc độ kéo (đẩy) của trục piston (m/s)

Q – Lưu lượng của khí nén đi vào xi lanh (m³/s)

A – Diện tích tiếp xúc của mặt piston với khí nén (m²).

Trên mỗi xi lanh khí nén được tích hợp sẵn 2 van tiết lưu, chúng có chức năng thay đổi lưu lượng lượng của khí nén đi vào xi lanh (Q), nên ta có thể điều chỉnh tốc độ làm việc (trong giới hạn cho phép) của xi lanh thông qua hai van tiết lưu này.

Ứng dụng của xi lanh khí nén

Xi lanh khí nén là một thành phần quan trọng, trong hệ thống khí nén và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau. Với chủng loại đa dạng và phong phú, những thiết bị này được ứng dụng trong các lĩnh vực, bao gồm: Cơ khí chế tạo, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải,…

Một vài ví dụ về ứng dụng của xi lanh khí nén:

  • Ứng dụng trên các phương tiện giao thông bao gồm: Tàu thủy, ô tô, máy bay,…
  • Ứng dụng trên máy móc công nghiệp: Máy phay CNC, máy tiện CNC, các loại máy đột dập sử dụng khí nén,…
  • Ứng dụng trên dây chuyền tự động hóa: Dây chuyền chế tạo các chi tiết máy móc, dây chuyền sản xuất thực phẩm, dây chuyền lắp ráp.
Ứng dụng của xi lanh khí nén
Ứng dụng của xi lanh khí nén

Tổng kết

Xi lanh khí nén là thiết bị quan trọng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng là giải pháp hiệu quả cho bài toán, giải phóng sức lao động, cùng với đó là nâng cao hiệu suất làm việc.

Trong giới hạn của bài viết này mình đã cố gắng truyền tải những thông tin, cơ bản về thiết bị xi lanh khí nén, rất mong bài viết sẽ mang đến quý bạn đọc và quý khách hàng những thông tin hữu ích.

Cuối cùng chúng tôi rất hoan nghênh những ý kiến đóng của quý bạn đọc, hoặc nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến những thiết bị này, bao gồm tính năng, thông số kỹ thuật hỗ trợ mua bán,… Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để, chúng ta có thể trao đổi chi tiết hơn.

Xin cảm ơn!

Sản phẩm xi lanh khí nén
Sản phẩm xi lanh khí nén

1 đánh giá cho Xi lanh khí nén

  1. Avatar of Hoàng Lê Anh Dũng

    Hoàng Lê Anh Dũng

    Đã nhận được sản phẩm, xi lanh sau khi lắp đặt hoàn thành hoạt động rất định và êm ái, thân inox chắc chắn. Tôi hài lòng với sản phẩm này.

Thêm đánh giá

THÔNG SỐ KỸ THUẬT
phone-icon zalo-icon