Van điều khiển bằng khí nén

Hiển thị tất cả 4 kết quả

-19%
1.450.000 
-18%
1.090.000 
-5%
950.000 
-14%
860.000 


Van điều khiển bằng khí nén gao gồm nhiều loại van khác nhau, chúng được vận hành bằng năng lượng khí nén. Với mỗi loại van sẽ có những ưu điểm, cũng như hạn chế riêng, từ đó định hình nên khả năng ứng dụng cho từng loại.

Ở bài viết này mình xin chia sẻ những kiến thức, liên quan đến van điều khiển bằng khí nén. Ngoài ra trong bài viết sẽ có rất nhiều những từ tiếng anh, chúng là tên gốc của thiết bị minh đề cập đến, bạn có thể tìm kiếm theo tên gốc để hiểu sâu hơn. Vì những thiết bị này phần lớn không do Người Việt chúng ta chế tạo.

Tìm hiểu về van điều khiển bằng khí nén

Van điều khiển bằng khí nén bao gồm nhiều loại van khác nhau, chúng vận hành bằng năng lượng khí nénáp suất cao, thông thường là từ 3 bar đến 8 bar (một số khác có thể ngoài phạm vi này). Chức năng của van phụ thuộc vào cấu tạo và cách thức hoạt động của từng loại, bao gồm đóng, mở, điều tiết và điều hướng dòng chảy của các loại chất lưu.

Các loại van điều khiển bằng khí nén được cấu tạo cơ bản từ 2 bộ phận:

  • Bộ truyền động vận hành bằng khí nén (Pneumatic actuator): Thiết bị này sử dụng năng lượng từ khí nén, để tạo ra chuyển động để vận hành van. Có 2 dạng chuyển động được tạo ra bởi các thiết bị truyền động, đó là chuyển động tuyến tính và chuyển động quay.
  • Bộ phận thân van: Bộ phận thân sẽ tiếp nhận chuyển động từ thiết bị truyền động, để thay đổi trạng thái đóng mở dòng chảy của chất lưu.

Có nhiều loại van khí nén khác nhau, được sử dụng trong các hệ thống công nghiệp, những loại phổ biến bao gồm:

  • Van bi khí nén (Pneumatic ball valve).
  • Van cầu khí nén (Pneumatic globe valve).
  • Van y xiên khí nén (Pneumatic angle seat valve).
  • Van cổng khí nén (Pneumatic gate valve).
  • Van bướm khí nén (Pneumatic butterfly valve).
Van điều khiển bằng khí nén
Van điều khiển bằng khí nén

Cấu tạo cơ bản của van điều khiển bằng khí nén

Van điều khiển bằng khí nén bao gồm nhiều loại van khác nhau, là sự kết hợp giữa bộ phận thân van, bộ truyền động và các thiết bị phụ kiện thường được sử dụng. Do có nhiều loại van khác nhau, vì cấu tạo chi tiết sẽ có khác biệt giữa chúng.

Ngoài ra cùng một loại van, nhưng nếu người dùng cần nhiều chức năng hơn, van sẽ được lắp đặt thêm những thiết bị điều khiển chuyên dụng.

Một thiết bị van điều khiển bằng khí nén, được cấu thành từ các bộ phận chính sau.

Bộ truyền động:

Bộ truyền động vận hành bằng khí nén, có chức năng tạo ra chuyển động để điều chỉnh các trạng thái đóng, mở hoặc điều chỉnh lưu lượng của van. Bộ truyền động có cấu tạo tương đối phức tạp, gồm nhiều chi tiết liên kết với nhau.

Bộ truyền động sử dụng để vận hành van cầu và van cổng, là loại bộ truyền động tạo ra chuyển động tuyến tính.

Bộ truyền động sử dụng cho van bi và van bướm, là loại bộ truyền động tạo chuyển động quay.

Hầu hết các chi tiết cấu thành của bộ truyền động, đều được chế tạo từ kim loại hoặc hợp kim (hợp kim nhôm, thép cacbon, đồng thau,…), cho phép thiết bị này có khả năng chịu lực và truyền lực tốt.

Thiết bị truyền động sử dụng khí nén
Thiết bị truyền động sử dụng khí nén

Thân van:

Bộ phận thân van được lắp đặt với đường ống, và là bộ phận trực tiếp thực hiện việc đóng, mở và điều chỉnh dòng chảy của chất lưu. Bộ phận thân ở đây chính là các thiết bị van công nghiệp bao gồm van bi, van bướm, van cầu hoặc van cổng thông thường. Chúng được lược bỏ đi cơ cấu vận hành thủ công, thay vào đó là bộ phận gá cố định có chức năng liên kết, phần thân van với bộ truyền động.

Thân van thường được chế tạo từ các vật liệu: Gang, thép không gỉ, thép cacbon, nhựa,…

Bộ phận thân van
Bộ phận thân van

Thiết bị phụ kiện:

Phụ kiện sử dụng cho van điều khiển khí nén rất đa dạng, chúng là những tùy chọn có thể dùng hoặc không phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Trong số đó có những thiết bị, bắt buộc bao gồm.

Phụ kiện sử dụng cho van điều khiển bằng khí nén
Phụ kiện sử dụng cho van điều khiển bằng khí nén

Ưu điểm và nhược điểm của các dòng van vận hành bằng khí nén

Ưu điểm

Về cơ bản van điều khiển bằng khí nén, chính là phiên bản cải tiến của những loại van công nghiệp truyền thống. Chúng được lắp thêm thiết bị truyền động sử dụng khí nén, để vận hành van, từ đó mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

Những ưu điểm nổi bật của dòng sản phẩm van khí nén, có thể kể đến như:

  • Khả năng điều khiển từ xa: Do được dẫn động bằng thiết bị truyền động khí nén, van có khả năng làm việc tự động, hoặc được điều khiển từ xa.
  • Hoạt động ổn định và bền bỉ: Những bộ phận chính của van vận hành bằng khí nén, được làm hoàn toàn từ các chi tiết cơ khí. Từ đó đảm bảo van có thể hoạt động ổn định, với cường độ cao trong điều kiện làm việc khắc nghiệt.
  • Giảm thiểu tai nạn về điện: Do thiết bị hoạt độ bằng năng lượng khí nén, đối với những thiết bị chỉ sử dụng với chức năng đóng, mở thuần túy. Chúng hạn chế được việc sử dụng điện.
  • Chi phí: Trong các loại van công nghiệp có khả năng điều khiển từ xa, loại van điều khiển bằng khí nén, được xem là biện pháp kinh tế nhất, vì chúng có cấu tạo đơn giản hoàn toàn từ khác chi tiết cơ khí.

Nhược điểm

Xuất phát từ đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van khí nén, và những vấn đề gặp phải trong thực tiễn, van tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Hạn chế về khả năng truyền tín hiệu: Không giống như van vận hành bằng điện, đã được thiết kế sẵn các đầu đấu dây tín hiệu, van khí nén không có sẵn bộ phận này, thay vào đó cần lắp đặt thêm thiết bị limit switch box, để truyền tính hiệu về trạng thái làm việc của van về trung tâm giám sát.
  • Yêu cầu hệ thống cung cấp khí nén phù hợp: Trở ngại lớn nhất của các loại van điều khiển khí nén, đó là chúng yêu cầu hệ thống cung cấp khí nén phù hợp với van, bao gồm áp suất phù hợp thông thường khoảng từ 3 bar đến 8 bar, công suất phù hợp hệ thống khí nén phải đáp ứng đủ công suất van. Khác với hệ thống lưới điện có độ bao phủ rất rộng, hệ thống khí nén không phải lúc nào cũng có sẵn, đồng thời chi phí đầu tư cho một hệ thống cung cấp khí nén là khá cao.

5 loại van điều khiển bằng khí nén phổ biến

Như mình đã đề cập từ đầu bài viết, van điều khiển bằng khí nén bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Việc phân loại van được căn cứ và cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của van.

Van bi khí nén (Pneumatic ball valve)

Van bi khí nén (Pneumatic ball valve) là những thiết bị van bi, được lắp thêm bộ truyền động sử dụng khí nén, tạo ra chuyển động quay 90º.

Chuyển động quay của bộ truyền động, được truyền xuống thân van từ đó thay đổi góc nghiêng của viên bi rỗng. Khi góc độ của viên bi được thay đổi, điều này đồng nghĩa với việc thay đổi trạng thái làm việc của van.

So với những loại van khác, van bi được thiết kế với dải kích thước nhỏ hơn. Van có khả năng làm việc được với nhiều loại chất lưu khác nhau, khả năng chịu được áp suất và nhiệt độ cao.

Thông số kỹ thuật cơ bản của van bi vận hành bằng khí nén:

  • Đường kính thân van: DN15, DN20, DN25, DN30,…
  • Áp suất khí nén vận hành: Từ 3 đến 8 bar (có những loại vượt quá giới hạn này).
  • Tùy chọn vật liệu chế tạo thân van bi: Đồng thau, inox 304, inox 316, nhựa PVC,…
  • Tùy chọn kiểu lắp đặt: Lắp ren, lắp bích, hàn vào đường ống,…
  • Các giới hạn áp suất làm việc: 10 bar, 16 bar, 25 bar, 40 bar,…
  • Nhiệt độ làm việc: -40℃ ~ 180℃, 250℃, 300℃,…
  • Lưu chất áp dụng: Nước, khí, hóa chất,…
Van bi khí nén (Pneumatic ball valve)
Van bi khí nén (Pneumatic ball valve)

Van cầu khí nén (Pneumatic globe valve)

Van cầu khí nén (Pneumatic globe valve) được vận hành, thông qua bộ truyền động khí nén chuyển động tuyến tính. Thiết bị có khả năng đóng, mở và điều tiết lưu lượng của dòng chảy, van đặc biệt phù hợp để sử dụng cho các hệ thống có áp suất và nhiệt độ cao.

Bộ phận thân van được thiết kế một đường đi cho dòng chảy, cho phép chất lưu đi qua thân van, bên trong thân van có một đĩa kim loại, nó được thiết kế để di chuyển lên xuống, từ đó thay đổi được trạng thái đóng mở của van.

Thiết bị truyền động của van cầu, được lắp đặt đồng trục với bộ phận của thân van, nó gồm một bộ phận chứa khí nén. Được ngăn đôi thành 2 khoang khác nhau, bởi chi tiết màng. Khi có sự chênh lệch áp suất giữa hai khoang này, màng van sẽ di chuyển lên hoặc xuống. Từ đó kéo theo chuyển động của trục bộ truyền động, và truyền động này được truyền cho trục van, để điều khiển chế độ làm việc của van cầu.

Van cầu có khả năng điều tiết lưu lượng tốt, các bộ phận của thân van được chế tạo từ những loại vật liệu có khả năng chịu áp lực và nhiệt độ cao.

Thông số kỹ thuật cơ bản của van cầu điều khiển bằng khí nén:

  • Đường kính thân van: DN15, DN20, DN25, DN30, DN35, DN40,…
  • Áp suất khí nén vận hành: Trung bình từ 3 bar đến 8 bar.
  • Tùy chọn vật liệu chế tạo thân van cầu: Gang, thép không gỉ, thép cacbon,…
  • Tùy chọn kiểu lắp đặt: Lắp ren, lắp bích, hàn vào đường ống,…
  • Các giới hạn áp suất làm việc: 16 bar, 25 bar, 40 bar, 60 bar,…
  • Nhiệt độ làm việc: -40℃ ~ 200℃, 350℃,…
  • Lưu chất áp dụng: Nước, khí, hóa chất, hơi nóng,…
Van bi khí nén (Pneumatic ball valve)
Van bi khí nén (Pneumatic ball valve)

Van y xiên khí nén (Pneumatic angle seat valve)

Van y xiên khí nén có cấu tạo và nguyên lý hoạt động gần giống với van cầu, điểm khác biệt của loại van này, đó là trục van được thiết kế nghiêng một góc 45º, và quỹ đạo chuyển động của đĩa van cũng phụ thuộc vào góc nghiêng của trục van.

Bộ phận truyền động sử dụng khí nén của van y xiên, không sử dụng thiết kế màng ngăn áp suất, thay vào đó sử dụng kiểu thiết kế xylanh piston, để có thể tạo ra chuyển động tịnh tiến và truyền cho trục van.

Van y xiên có đặc điểm đóng mở nhanh, tiêu thụ lượng khí nén rất ít, đổi lại chúng không phù hợp để làm việc trong những hệ thống có áp suất quá cao, và ngoài ra các thiết bị van y xiên còn có hạn chế về kích thước, với dải kích thước phổ biến từ DN15, DN20, DN25, DN30, DN35,…

Chúng phù hợp để sử dụng trong những hệ thống đường ống có kích thước nhỏ, những ứng dụng phổ biến nhất, liên quan đến lĩnh vực thực phẩm và hóa chất.

Thông số kỹ thuật cơ bản của van y xiên điều khiển bằng khí nén:

  • Đường kính thân van: DN15 ~ DN65.
  • Áp suất khí nén vận hành: Trung bình từ 3 bar đến 6 bar.
  • Tùy chọn vật liệu chế tạo thân van cầu: inox 304, inox 316.
  • Tùy chọn kiểu lắp đặt: Lắp ren, lắp bích, lắp clamp.
  • Các giới hạn áp suất làm việc: 0 đến 10 bar, 0 đến 16 bar.
  • Nhiệt độ làm việc: -10 ~ 60℃, -10 ~ 180℃.
  • Lưu chất áp dụng: Nước, hóa chất, khí nén,…
Van y xiên khí nén (Pneumatic angle seat valve)
Van y xiên khí nén (Pneumatic angle seat valve)

Van cổng khí nén (Pneumatic gate valve)

Van cổng vận hành bằng khí nén sử dụng kiểu thiết kế nâng hạ cánh van, để đóng mở và điều khiển dòng chảy. Hành trình nâng hạ của cánh van tương đương với đường kính của van.

Chính vì điều này, thiết bị truyền động khí nén của van cổng thường dụng xi lanh khí nén. Sử dụng sự thay đổi hành trình của xi lanh để điều chỉnh hoạt động của van. So với thiết bị truyền động của van cầu, xi lanh khí nén có hành trình dài hơn.

Van cổng vận hành bằng khí nén, phù hợp để sử dụng cho các loại lưu chất ở trạng thái lỏng bao gồm: Nước, nước thải, hóa chất, bùn đất,…

Thông số kỹ thuật cơ bản của van cổng điều khiển bằng khí nén:

  • Đường kính thân van: DN15 ~ DN150.
  • Áp suất khí nén vận hành: Trung bình từ 3 bar đến 8 bar.
  • Tùy chọn vật liệu chế tạo thân van cầu: Thép không gỉ, thép cacbon, gang,…
  • Tùy chọn kiểu lắp đặt: Lắp ren, lắp bích, lắp clamp.
  • Các giới hạn áp suất làm việc: 0 đến 10 bar, 0 đến 16 bar, 0 đến 25 bar
  • Nhiệt độ làm việc: -10 ~ 400℃.
  • Lưu chất áp dụng: Nước, nước thải, bùn đất, xi măng bột,…
Van cổng khí nén (Pneumatic gate valve)
Van cổng khí nén (Pneumatic gate valve)

Van bướm khí nén (Pneumatic butterfly valve)

Thiết bị van bướm điều khiển khí nén, được kết hợp giữa bộ truyền động khí nén loại chuyển động quay 90º, và bộ phận thân van bướm.

Bộ phận thân van có nhiệm vụ trực tiếp kiểm soát dòng chảy của chất lỏng, bên trong hệ thống bằng cách thay đổi góc nghiêng của chi tiết cánh van. Khi cánh van có phương vuông góc với phương của dòng chảy van đóng hoàn toàn, khi cánh van có phương song song với chiều của dòng chảy, van mở hoàn toàn cho phép chất lỏng lưu thông qua van, với lưu lượng lớn nhất.

Van bướm được thiết kế với đường kính thân van từ DN50 trở lên, chúng được thiết kế để đáp ứng nhiều mức áp suất làm việc khác nhau bao gồm PN10, PN16, PN25,…

Thiết bị truyền động và van bướm điều khiển bằng khí nén, sử dụng cùng loại với của van bi, đó là kiểu thiết bị truyền động vận hành bằng khí nén loại xoay 90º.

Thông số kỹ thuật cơ bản của van bướm điều khiển bằng khí nén:

  • Đường kính thân van: Từ DN50 đến DN1500.
  • Áp suất khí nén vận hành phổ biến: Từ 3 đến 8 bar.
  • Tùy chọn vật liệu chế tạo thân van bướm: Gang, thép không gỉ, nhựa, thép cacbon,…
  • Tùy chọn kiểu lắp đặt: Lắp kẹp, lắp bích, lắp Clamp.
  • Các giới hạn áp suất làm việc: PN10, PN10, PN20,…
  • Nhiệt độ làm việc: -10℃ ~ 60℃, -40℃ ~ 300℃,…
  • Lưu chất áp dụng: Nước, khí, hóa chất,…
Van bướm khí nén (Pneumatic butterfly valve)
Van bướm khí nén (Pneumatic butterfly valve)

Tìm hiểu về các loại thiết bị truyền động sử dụng khí nén

Như bạn đã biết van điều khiển khí nén, là những loại van công nghiệp cơ bản được cải tiến thêm, thông qua việc lắp cho chúng những thiết bị truyền động phù hợp, được vận hành bằng năng lượng khí nén. Xuất phát từ nguyên lý hoạt động khác nhau giữa các loại van, dẫn đến có nhiều loại thiết bị truyền động khác nhau.

Các thiết bị truyền động khí nén sử dụng cho van, thường được gọi là (Pneumatic actuator).

Bộ truyền động khí nén chuyển động quay 90° (Quarter-turn pneumatic actuator)

Bộ truyền động khí nén chuyển động quay 90°, có tên tiếng anh “Quarter-turn pneumatic actuator,” là thiết bị sử dụng khí nén để tạo ra chuyển động quay, hành trình của chuyển động quay, thường từ 0° đến 90°.

Khí nén cung cấp cho thiết bị truyền động, có phạm vi áp suất thường trong khoảng từ 3 bar đến 8 bar.

Thiết bị này thường được sử dụng, để điều khiển các van có hoạt động đóng mở liên quan đến chuyển động xoay, gồm có: Van bi, van bướm và một số loại van biến thể khác.

Bộ truyền động khí nén chuyển động quay, sử dụng nguồn năng lượng khí nén có áp suất trung bình, trong khoảng từ 3 bar đến 8 bar, để tao ra momen xoắn từ 8 N.m đến trên 10000 N.m. Momen xoắn tỉ lệ thuận với đường kính piston và áp suất khí nén vận hành.

Nguyên tắc hoạt động của bộ truyền động khí nén chuyển động quay 90°, là sử dụng áp lực khí nén, để thay đổi vị trí của piston trong thiết bị. Khí nén được cấp vào thiết bị thông qua các đường ống khí nén, tạo ra lực đẩy lên trên bề mặt piston, làm nó di chuyển.

Piston được liên kết với trục bộ truyền động, thông qua thanh truyền hoặc thanh răng, từ đó chuyển đồng tuyến tính của piston, được biến đổi thành chuyển động quay.

Bộ truyền động khí nén chuyển động quay 90°, có 2 loại chính bao gồm loại tác động đơn, và tác động kép.

Bộ truyền động khí nén chuyển động quay 90°
Bộ truyền động khí nén chuyển động quay 90°

Loại tác động đơn:

Tên gọi tác động đơn thể hiện cách thức vận hành, cũng như cấu tạo thiết bị. Ở đây có nghĩa là thiết bị có khí nén tác động theo một chiều (đóng hoặc mở), chiều còn lại momen phát sinh ra sẽ được lấy từ lực đàn hồi của lò xo.

Do chỉ cần khí nén tác động từ một phía, nên thiết bị truyền động khí nén loại tác động đơn, tiêu thụ ít khí nén hơn. Tuy nhiên nó cần khí nén có áp suất cao hơn, để triệt tiêu lực đàn hồi từ hệ thống các lò xo hồi vị.

Loại tác động kép:

Kiểu tác động kép thể hiện khí nén, được sử dụng để tác động theo cả hai chiều đóng mở. Trên bộ truyền động thiết kế hai đường cấp khí nén, tương ứng với chiều đóng và chiều mở.

So với kiểu tác động đơn, tác động kép tiêu tốn nhiều khí nén hơn, vì nó cần sử dụng khí nén đối với cả chiều đóng lẫn chiều mở. Tuy nhiên tỷ lệ chuyển đổi giữa áp suất thành momen xoắn sẽ cao hơn, do không bị triệt tiêu lực tác động từ phía lực đàn hồi.

Bộ truyền động khí nén chuyển động tuyến tính (Linear pneumatic valve actuator)

Bộ truyền động khí nén chuyển động tuyến tính, tên gọi trong tiếng anh là “Linear pneumatic valve actuator,” là thiết bị sử dụng khí nén để tạo ra chuyển động tuyến tính, tức là chuyển động dọc theo một đường thẳng.

Bộ truyền động khí nén chuyển động tuyến tính, phù hợp để dẫn động cho các loại van bao gồm: Van cầu, van cổng và những biến thể khác.

Những thiết bị truyền động này, sử dụng mức áp suất khí nén rộng hơn nó có thể từ 3 ~ 6 bar, 3 ~ 10 bar, 3 ~ 16 bar,… Nó phụ thuộc vào kết cấu của loại bộ truyền động.

Chuyển động tuyến tính mà thiết bị tạo ra, có nhiều mức giới hạn khác nhau 20 mm, 40 mm, 60 mm, 70 mm,… Đồng thời những thiết bị này có khả năng điều chỉnh hành trình, trong giới hạn cho phép.

Bộ truyền động khí nén chuyển động tuyến tính, cũng được thiết kế với kiểu vận hành tác động đơn và tác động kép.

Nguyên tắc hoạt động, của bộ truyền động khí nén chuyển động tuyến tính, cũng tương tự như các bộ truyền động khí nén chuyển động quay. Khí nén được cấp vào thiết bị thông qua đường ống khí nén, tạo ra áp lực để thay đổi vị trí của bộ phận màng hoặc piston trong thiết bị. Sự thay đổi vị trí kéo theo chuyển động của bộ phận trục bộ truyền động.

Bộ truyền động khí nén chuyển động tuyến tính
Bộ truyền động khí nén chuyển động tuyến tính

Ứng dụng thực tiễn của van điều khiển bằng khí nén

Van điều khiển bằng khí nén là thiết bị có chức năng, kiểm soát dòng chảy của chất lưu, được ứng dụng trong các hệ thống đường ống công nghiệp. Van có thể được điều khiển từ xa, thông qua việc kiểm soát quá trình cấp và xả khí nén, cho thiết bị bộ truyền động.

Ứng dụng thực tiễn của van điều khiển bằng khí nén, bao gồm:

  • Hệ thống điều khiển quy trình công nghiệp: Chúng thường được sử dụng, để điều khiển dòng chất lỏng hoặc khí trong các quy trình sản xuất công nghiệp, bao gồm sản xuất giấy, sản xuất xi măng, sản xuất thép,…
  • Công nghiệp dầu khí và khí đốt: Trong ngành dầu khí và khí đốt, van điều khiển bằng khí nén được sử dụng để điều khiển dòng khí, dầu và các chất lỏng khác trong các hệ thống ống dẫn, thiết bị và vận chuyển.
  • Tự động hóa trong sản xuất: Những thiết bị có kích từ nhỏ đến trung bình, thường được sử dụng, để kiểm soát các hệ thống vận hành máy móc thiết bị, trong dây truyền tự động hóa.
  • Công nghiệp thực phẩm: Trong các nhà máy sản xuất thực phẩm và đồ uống, van điều khiển bằng khí nén, được sử dụng để kiểm soát các đường ống cung cấp nguyên liệu đầu vào, và hệ thống dây chuyền đóng gói.

Những ví dụ trên chỉ là một phần nhỏ thể hiện ứng dụng ,của van điều khiển bằng khí nén trong công nghiệp và tự động hóa. Các thiết bị này ưu điểm linh hoạt, chính xác và đáng tin cậy, trong việc điều khiển các quy trình và hệ thống khác nhau.

Ứng dụng thực tiễn của van điều khiển bằng khí nén
Ứng dụng thực tiễn của van điều khiển bằng khí nén

Thiết bị phụ kiện sử dụng cho van điều khiển bằng khí nén

Có nhiều thiết bị phụ kiện được sử dụng để, hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động, của các loại van điều khiển bằng khí nén. Nó phụ thuộc vào chức năng mong muốn, của người dùng đối với thiết bị, và loại van đang sử dụng.

Những loại phụ kiện phổ biến, thường sử dụng cho van điều khiển bằng khí nén như sau.

Dây dẫn khí nén và đầu nối

Dây dẫn khí nén và đầu nối là những thiết bị, được sử dụng để đưa khí nén từ nguồn cấp đi vào trong thiết bị truyền động.

Dây khí nén phù hợp để sử dụng cho van điều khiển bằng khí nén, và loại có đường kính ngoài từ 6mm đến 10mm. Van có công suất càng lớn nên sử dụng dây cấp khí nén, có đường kính lớn.

Dầu nối được sử dụng để kết nối các đoạn dây khí nén với nhau, hoặc kết nối dây hơi với thiết bị truyền động.

Dây dẫn khí nén và đầu nối
Dây dẫn khí nén và đầu nối

Van kiểm soát khí nén

Van kiểm soát khí nén được sử dụng, để kiểm soát quá trình cấp khí cho bộ truyền động, thường sử dụng phổ biến hai loại van:

Van điều hướng khí nén vận hành bằng lực điện từ: Thiết bị này được điều khiển bằng lực điện từ, chức năng của nó là điều chỉnh khí nén, đi theo các hướng khác nhau, nhằm thay đổi chuyển động của bộ truyền động.

Van tiết lưu: Được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng của khí nén, cấp vào trong thiết bị truyền động, lưu lượng khí nén ảnh hưởng đến tốc độ vận hành của bộ truyền động.

Van kiểm soát khí nén
Van kiểm soát khí nén

Bộ lọc khí nén

Bộ lọc khí nén được sử dụng để loại bỏ nước ngưng tụ, và bụi bẩn có trong khí nén, ngăn không cho chúng đi vào trong bộ truyền động.

Nước và bụi bẩn tích tụ trong bộ truyền động lâu ngày, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của thiết bị, nghiêm trọng hơn một số cơ cấu bị kẹt sẽ dẫn đến hỏng hóc bộ truyền động.

Bộ định vị (Positioner)

Thông thường các thiết bị van điều khiển bằng khí nén, sẽ hoạt ở hai trạng thái đóng và mở. Trong nhiều trường hợp van được yêu cầu mở, ở một mức độ nhất định. Để thực hiện được chức năng đó các thiết bị van điều khiển bằng khí nén, cần được lắp đặt thêm bộ định vị (Positioner).

Limit switch box

Limit switch box là thiết bị được gắn trên bộ truyền động, trục trục của limit switch được liên kết với trục của bộ truyền động, và hai bộ phận này sẽ có chuyển động quay đồng trục với nhau.

Chức năng của limit switch box là gửi tính hiệu điện đến hệ thống, về trạng thái làm việc của van. Tín hiệu đó được người vận hành hệ thống sử dụng để quyết định nhưng thao tác điều khiển tiếp theo, hoặc tín hiệu đó được dùng làm tín hiệu điều khiển cho thiết bị khác.

Limit switch box
Limit switch box

Thị trường van điều khiển bằng khí nén tại Việt Nam

Các loại van điều khiển hay chúng ta thường gọi chúng là van tự động nói chung, và van điều khiển bằng khí nén nói riêng, tại Việt Nam chúng thường được sử dụng, trong những ứng dụng công nghiệp.

So với nhiều quốc gia trên thế giới, sự bùng nổ về công nghiệp của chúng ta diễn ra muộn hơn rất nhiều. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nền công nghiệp của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, đó là lý do chính thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm van điều khiển khí nén.

Van điều khiển khí nén được cấu thành, từ hai bộ phận riêng biệt cơ bản (bộ phận truyền động và bộ phận thân van). Hai bộ phận trên được thiết kế theo quy chuẩn nên chúng có thể lắp lẫn cho nhau, chính vì điều này ta thường thấy những thiết bị, có phần thân van và bộ truyền động được sản xuất bởi hai đơn vị khác nhau.

Ở thời điểm hiện tại năm 2023.

2 loại van điều khiển khí nén đang được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, là van bi vận hàng bằng khí nén và van bướm vận hành bằng khí nén, cả hai loại van trên chúng đều sử dụng, loại bộ truyền động vận hành bằng khí nén tạo ra chuyển động quay, có hành trình 90℃.

Và ở thời điểm hiện tại, chúng ta chưa sản xuất các thiết bị van điều khiển, nên những sản phẩm đang có mặt trên thị trường, tất cả đều được nhập khẩu từ các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Một số quốc gia Châu Âu, Trung Quốc,… Trong đó Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất.

phone-icon zalo-icon