Đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Giá gốc là: 4.300.000 ₫.Giá hiện tại là: 3.900.000 ₫.

(2 đánh giá của khách hàng)
Tình trạng: Còn hàng
Bảo hành: 12 tháng

Cập nhật lần cuối ngày 06/10/2023 lúc 10:09 sáng

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ là loại đồng hồ đo lưu lượng phổ biến, được sử dụng trong nhiều ứng dụng rộng rãi trong nhiều nhà máy sản xuất khác nhau, bởi chúng có thể được sử dụng để đo lưu lượng của nhiều loại chất khác nhau.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin toàn diện, về đồng hồ đo lưu lượng điện từ, bao gồm cách chúng hoạt động, ưu điểm và nhược điểm của chúng, một số ứng dụng phổ biến,…

Khái quát về đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ hay còn được gọi là lưu lượng kế điện từ, tên tiếng anh “Electromagnetic Flowmeter”. Là một thiết bị lưu lượng, sử dụng định luật cảm ứng điện từ của Faraday, để đo lưu lượng dòng chảy của những loại chất lưu dẫn điện, chẳng hạn như nước, hóa chất, bùn,…

Thiết bị làm việc dựa vào năng lượng điện, thông thường sẽ là điện một chiều có mức điện áp thấp (12~24V), thông qua việc sử dụng pin hoặc cung cấp qua dây dẫn, điện áp và cường độ dòng điện cụ thể phụ thuộc và từng thiết bị.

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ
Đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Sự hình thành và phát triển của đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Thiết bị đồng hồ đo nước điện từ đầu tiên được phát triển từ những năm 1950, nhưng đến những năm 1970, nó mới được sử dụng phổ biến, trong những hệ thống liên quan đến lĩnh vực cấp thoát nước, và xử lý nước thải.

Ở thời điểm trước khi đồng hồ đo lưu lượng điện từ ra đời, những thiết bị đồng hồ đo dạng cơ, đồng hồ đo sử dụng tuabin, được sử dụng để đo lưu lượng của dòng chảy chất lưu bên trong hệ thống. Tuy nhiên những loại máy đo này gặp phải vấn đề lớn, với những hệ thống yêu cầu khả năng đo lường với độ chính xác cao, và bị hạn chế bởi một số loại hóa chất nhất định.

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ đã giải quyết nhiều hạn chế này bằng cách sử dụng phương pháp đo không tiếp xúc, không xâm nhập, không bị ảnh hưởng bởi các đặc tính của chất lỏng được đo. Điều này làm cho nó trở thành một giải pháp lý tưởng để đo lưu lượng chất lỏng dẫn điện, chẳng hạn như nước và nước thải, thường thấy trong ngành nước và nước thải.

Trải qua thời gian dài ứng dụng và phát triển, thiết bị đã được cải tiến và nâng cấp thêm nhiều tính năng mới, nên hiện nay chúng được sử dụng khá phổ biến trong nhiều hệ thống.

Hình ảnh minh họa quá trình phát triển của đồng hồ đo lưu lượng điện từ
Hình ảnh minh họa quá trình phát triển của đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Thông số kỹ thuật cơ bản

Thiết bị đo lưu lượng điện từ được cung cấp với đa dạng chủng loại khác nhau, với mỗi loại thiết bị sẽ được thiết kế với thông số kỹ thuật khác nhau, vậy nên nếu bạn cần thông tin chi tiết về sản phẩm, đừng ngại liên hệ trực tiếp với chúng tôi, để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.

Còn trong phạm vi bài viết này mình xin tổng hợp và chia sẻ, phần thông số kỹ thuật cơ bản được tổng hợp từ nhiều loại thiết bị, để giúp tiết kiệm thời gian và cung cấp đến khách hàng góc nhìn tổng quát nhất về loại thiết bị này.

  • Đường kính thân đồng hồ: Từ DN15 đến DN1000
  • Các ngưỡng áp suất làm việc: 6 bar, 10 bar, 16 bar,…
  • Dòng điện làm việc: AC hoặc DC
  • Điện áp làm việc: 220V, hoặc từ 12V ~ 24 V
  • Nhiệt độ làm việc: Từ -20℃ đến 300℃
  • Sai số: khoảng 0.5% đến 1%
  • Chức năng: Đo lưu lượng tức thời, đo lưu lượng tổng thể, đo tốc độ dòng chảy
  • Vật liệu chế tạo thân đồng hồ: Các loại inox, hợp kim nhôm,…
  • Kiểu kết nối: Lắp bích, lắp clamp
  • Tiêu chuẩn kháng nước: IP67
  • Nguồn gốc xuất xứ: Nhật Bản, Đài Loan, Đức, Trung Quốc,…
  • Chính sách bảo hành: Từ 12 đến 18 tháng (phụ thuộc vào từng sản phẩm).
Minh họa thông số kỹ thuật
Minh họa thông số kỹ thuật

Cấu tạo cơ bản của đồng hồ đo nước điện từ

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ được cấu thành từ nhiều bộ phận và chiết khác nhau, là sự liên kết giữa các chi tiết cơ khí và những linh kiện điện tử, được tính toán kỹ lưỡng.

Cấu tạo đồng hồ đo lượng điện từ
Cấu tạo đồng hồ đo lượng điện từ

Tất cả những chi tiết và linh kiện nhỏ đó được liên kết với nhau, tạo thành 5 bộ phận chính bao gồm:

  • Ống dẫn lưu chất: Còn được gọi là thân của đồng hồ đo lưu lượng điện từ, là bộ phận được thiết kế để liên kết với đường ống, bộ phận này được chế tạo từ những loại vật liệu không có từ tính, đồng thời có khả năng chịu lực và nhiệt độ tốt, để đáp ứng được điều kiện làm việc. Nhìn từ bên ngoài bộ phận này giống như một đoạn đường ống thông thường, nhưng bên trong thành đường ống được bố trí 2 điện cực hai bên trái phải, và hai cuộn dây ở hai đầu trên dưới đối xứng. Lòng đường ống được phủ một lớp cách điện (nhựa hoặc gốm), để hạn chế sự tương tác dòng điện không mong muốn giữa thiết bị đo với lưu chất làm việc, dẫn đến sự sai lệch trong đo lường.
Thân của đồng hồ đo lưu lượng điện từ
Thân của đồng hồ đo lưu lượng điện từ
  • Cuộn dây: Bộ phận bao gồm hai cuộn dây, được cuốn nhiều vòng bằng dây đồng, bố trí đối xứng nhau ở trên và dưới của đường ống. Khi có dòng điện cấp vào hai cuộn dây này chúng sẽ hoạt động, như một nam châm điện, tạo ra một điện trường ở giữa không gian hai cuộn dây. Điện trường này tương tác với dòng chảy của lưu chất, để tạo ra sức điện động.
Cuộn dây cảm ứng của đồng hồ đo áp suất điện từ
Cuộn dây cảm ứng của đồng hồ đo áp suất điện từ
  • Điện cực: Bao gồm hai điện cực được bố trí đối xứng nhau, bên trong thành đường ống. Chúng được sử dụng để đo điện áp được tạo ra bởi lưu chất, khi đi chảy qua đồng hồ. Vì là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất làm việc, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu dẫn điện. Kết hợp yêu cầu kỹ thuật với điều kiện làm việc thực tiễn, điện cực thường được chế tạo, từ thép không gỉ hoặc một số loại vật liệu đặc biệt khác.
  • Bộ phận cấp nguồn: Bộ phận có nhiệm vụ cung cấp điện năng, cho các bộ phận các bộ phận làm việc nhờ vào năng lượng điện bao gồm, bộ xử lý tín hiệu, cuộn dây, màn hình hiển thị,… Bộ phận này có thể được thích hợp trong thiết bị, dưới dạng các viên pin hoặc được cấp  điện từ hệ thống bên ngoài.
  • Màn hình hiển thị: Màn hình hiển thị của thiết bị là loại màn hình LCD, để hiển thị các giá trị đo lên màn hình. Ngoài da màn hình này sẽ hiển thị các chế độ chức năng, kết hợp với các nút bấm trên đồng hồ, để có thể thay đổi các chế độ đo khác nhau.
Mình hình hiển thị của đông hồ đo
Mình hình hiển thị của đông hồ đo

Trên đây và cấu tạo cơ bản của hầu hết các thiết bị đồng hồ đo lưu lượng điện từ, về cấu tạo chi tiết có thể sẽ có những khác biệt nhất định về hình dạng, và những bộ phận nhỏ, điều này phụ thuộc vào thiết kế của nhà sản xuất.

Nguyên lý làm việc của đồng đo lưu lượng điện từ

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, của định luật Faraday, định luật này được lấy tên, của nhà khoa học người anh Michael Faraday.

Nội dung chính của định luật phát biểu rằng: “Khi cho vật dẫn điện đi qua từ trường có đường độ nhất định, thì sẽ sinh ra dòng điện bên trong vật dẫn điện đó, điện áp được tạo ra tỉ lệ thuận với, tốc độ tương đối giữa vật dẫn điện và từ trường”.

Dựa vào nguyên lý này và tính chất dẫn điện của các loại lưu chất làm việc bên trong hệ thống, người ta đã chế tạo ra thiết bị đồng hồ đo lưu lượng điện từ.

Hoạt động chi tiết của thiết bị diễn ra như sau:

Lưu chất làm việc (chất lỏng dẫn điện) lưu thông trên đường ống, khi đi qua thân đồng hồ chuyển động của lưu chất so với từ trường được tạo ra bởi các cuộn dây, sẽ tạo ra suất điện động (E), lực này được xác định theo công thức:

E = B. L. V

Trong đó:

  • E – Suất điện động (V).
  • L – Chiều dài dây dẫn (tương ứng với đường kính của đường ống đo được đo bởi hai điện cực bố trí ở thành đường ống) (m).
  • V – Tốc độ dòng chảy của chất lỏng bên trong đường ống (m/s).
  • B – Mật độ từ thông (Weber/m²).

Từ điều kiện làm việc ta thấy thiết các yếu tố như đường kính đường ống, lưu chất làm việc và mật độ từ thông là không thay đổi.

Vậy nên khi vận tốc dòng chảy có sự thay đổi sẽ, kéo theo sự thay đổi của điện suất điện động. Suất điện động này sẽ được truyền đến bộ xử lý, và được tính toán để đưa ra dữ liệu phù hợp lên màn hình hiển thị.

Hoạt động của đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ
Hoạt động của đồng hồ đo lưu lượng nước điện từ

Ưu điểm và nhược điểm của đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Như bạn đã biết đồng hồ đo lượng điện từ là thiết bị đo lưu lượng được sử dụng trong nhiều hệ thống, nhiều công trình đường ống khác nhau, bởi chúng có những ưu điểm vượt trội về một số phương diện, so với những loại đồng hồ đo lưu lượng khác.

Tuy nhiên loại thiết bị này cũng không thể thay thế hoàn toàn, những thiết bị đồng hồ đo lưu lượng dạng cơ hay dạng tuabin, bởi vì bị giới hạn bởi một số nhược điểm nhất định.

Ưu điểm

  • Thiết bị có khả năng đo lưu lượng mà không cần can thiệp trực tiếp vào dòng chảy của lưu chất, nên không làm ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy.
  • Thiết bị cung cấp khả năng đo lưu lượng với độ chính xác cao, có thể chuyển đổi giữa các chức năng đo, cho kết nối với hệ thống máy tính điều khiển trung tâm, giúp người dùng kiểm soát hệ thống hiệu quả và dễ dàng hơn.
  • Việc đo lường không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như, thay đổi áp suất, nhiệt độ hay độ nhớt của lưu chất làm việc, giúp thiết bị hoạt động ổn định hơn, trong nhiều điều kiện làm việc khác nhau.
  • Phạm vi đo lưu lượng khá rộng được cung cấp với nhiều chủng loại khác nhau, giúp mở rộng phạm vi ứng dụng.
Ưu điểm của đồng hồ đo lưu lượng điện từ
Ưu điểm của đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Nhược điểm

  • Nhược điểm lớn nhất của đồng hồ đo lưu lượng điện từ, đó là thiết bị chỉ sử dụng cho những loại lưu chất có khả năng dẫn điện. Chúng không phù hợp để đo lưu lượng, của chất lỏng không dẫn điện như một số loại dầu hoặc khí.
  • Nếu so sánh với các sản phẩm đồng hồ cơ hoặc đồng hồ tuabin, sản phẩm có giá thành cao hơn rất nhiều. Đặc biệt những thiết bị có kích thước lớn giá thành được đẩy lên rất cao.
  • Yêu cầu về nguồn điện, đồng hồ đo lưu lượng điện từ yêu cầu nguồn điện để hoạt động.
  • Việc lặp thiết bị cần tuân thủ nhiều quy tắc và trải qua nhiều bước hơn, so với đồng hồ cơ hoặc đồng hồ tuabin, vì cần yêu cầu lắp đặt thêm hệ thống dây chống nhiễu và nối đất.
Nhược điểm của đồng hồ đo lưu lượng điện từ
Nhược điểm của đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Một số chủng loại đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Như mình đã đề cập đến ở đầu vài viết, đồng hồ đo lưu lượng điện từ được cung cấp với đa dạng các chủng loại khác nhau, nhằm mục đích đáp ứng được yêu cầu đo lường đặt ra, đồng thời giúp chúng có thể làm việc một cách tối ưu hơn, đối với từng hệ thống có điều kiện làm việc khác nhau.

Dưới đây là một số loại đồng hồ đo lưu lượng, thường được sử dụng trong công nghiệp.

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ lắp mặt bích

Thiết bị được thiết kế hai đầu mặt bích ở hai bên thân đường ống dẫn lỏng của đồng hồ, với mỗi mặt bích được liên kết với một mặt bích của đường ống, để đảm bảo thiết bị lắp đặt vừa với đường ống, hai mặt bích được thiết kế theo tiêu chuẩn.

Với kiểu thiết kế lắp đặt này, thiết bị có thể dễ dàng tháo lắp phù hợp cho hầu hết các hệ thống ứng dụng, từ những đường ống có dải kích thước từ nhỏ đến lớn, ngoài ra kiểu lắp này cũng đáp ứng được yêu cầu làm việc của nhiều mức áp suất và nhiệt độ. Sản phẩm luôn được thiết kế đi kèm với các tùy chọn về vật liệu.

Từ những đặc điểm trên không khó hiểu khi mà, thiết bị đồng hồ đo lưu lượng điện từ mặt bích là kiểu đồng hồ được sử dụng phổ biến, nhất trên các đường ống trong nhiều nhà máy.

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ lắp mặt bích
Đồng hồ đo lưu lượng điện từ lắp mặt bích

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ vi sinh

Thiết bị được chế tạo để đáp ứng những yêu cầu đặc biệt của hệ thống vi sinh, mà vẫn đảm đảo được khả năng chính xác trong đo lường. Với tính chất làm việc của các hệ thống vi sinh, thường sẽ có tác động ăn mòn lên các thiết bị làm việc trực tiếp với lưu chất.

Về áp suất làm việc những hệ thống này thường, sẽ làm việc ở mức áp suất trung bình, nên lực tác động lên mối nối giữa thiết bị với đường ống thường không quá lớn, đổi lại thì mối nối (kiểu lắp đặt) được thiết kế để đáp ứng yêu cầu khả năng tháo dễ dàng và nhanh chóng, để phục vụ cho công tác vệ sinh hệ thống.

Yêu cầu về an toàn vệ sinh, đặt ra yêu cầu về vật liệu chế tạo đối với thiết bị, đồng hồ đo lưu lượng điện từ dùng cho vi sinh, đa phần sẽ được chế tạo từ inox 316, phần điện cực tiếp xúc trực tiếp dùng để đo điện áp của chất lỏng, được chế tạo từ inox 316L, hoặc là những loại vật liệu đặc biệt có khả năng chống ăn mòn, và cơ tính cao.

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ vi sinh
Đồng hồ đo lưu lượng điện từ vi sinh

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ áp suất cao

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ áp suất cao, là những thiết bị được thiết kế để có thể làm việc trên những hệ thống, mà ở đó áp suất của lưu chất làm việc tác dụng lên các thiết bị trong hệ thống, có thể lên đến hàng trăm bar.

Để có thể làm việc được dưới tác động của áp suất lớn như vậy, lưu lượng kế điện từ áp suất cao phải có những thiết kế đặc biệt cả về vật liệu chế tạo và kiểu lắp.

Về kiểu lắp đặt thường thấy là mặt bích lắp đặt được gia chế tạo rất dày, bề mặt tiếp xúc của mặt bích được gia công thêm các rãnh, hoặc đường gân nhằm mục đích cố định thiết bị tốt hơn, và tăng diện tích tiếp xúc giữa mặt bích của đồng hồ đo với đường ống. Một số thiết bị được lắp ghép sẵn với mặt bích cổ hàn, để hàn lên đường ống.

Về vật liệu chế tạo thiết bị, được chế tạo từ những loại vật liệu có cơ tính tốt, để đảm bảo khả năng chịu lực tác động.

Đồng hồ đo lưu lượng điện từ áp suất cao
Đồng hồ đo lưu lượng điện từ áp suất cao

Tại sao cần sử dụng đồng hồ đo nước điện từ?

Trong nhiều hệ thống đường ống ngoài những thông số như áp suất, nhiệt độ, thì lưu lượng cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó có ảnh hướng lớn đến hoạt động của cả hệ thống. Nên việc cần sử dụng những thiết bị đo, để có thể kiểm tra được lưu lượng của lưu chất làm việc, là hết sức cần thiết.

Thông qua việc tìm hiểu các ưu và nhược điểm của đồng hồ đo lưu lượng điện từ, cùng với kinh nghiệm lâu năm, làm việc trong lĩnh vực phân phối các loại thiết bị đo, kết hợp với những phản ánh của khách hàng.

Mình đúc kết được một số lý do nên lựa chọn sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng điện từ như sau:

  • Độ chính xác cao: Thiết bị cung cấp đến người dùng khả năng đo lường với độ chính xác cao, sai số của trong đo lường chỉ khoảng 0.5 đến 1%. Với ưu điểm này thiết bị rất phù hợp để, sử dụng trong những hệ thống, hiện đại có yêu cầu cao về độ chính xác.
  • Khả năng làm việc ổn định và độ bền cao, với nhiều loại lưu chất có tính chất khác nhau (tuy nhiên những lưu chất này có khả năng dẫn điện nhất định).
  • Tuổi thọ lâu dài, trong suốt vòng đời làm việc của thiết bị hầu như không cần bảo hành sửa chữa, nếu tuân thủ theo đúng khuyến cáo từ nhà sản xuất.
  • Dễ dàng tích hợp với các bộ vi xử lý và máy tính trung tâm để, cung cấp tín hiệu điều khiển hệ thống.
  • Vật liệu chế tạo bộ phận thân đa dạng, giúp cho thiết bị thích hợp cho nhiều loại chất lỏng dẫn điện, bao gồm nước và các dung dịch nước khác, axit, bazơ và bùn.
Hệ thống sử dụng đồng hồ đo lưu lượng điện từ
Hệ thống sử dụng đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Ứng dụng thực tiễn của đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Được thiết kế với tính năng đo lường lưu lượng của dòng chảy trong các hệ thống, thêm vào đó đồng hồ đo lưu lượng điện từ được cung cấp với nhiều tùy chọn khác nhau, về dải đo, áp suất làm việc, nhiệt độ làm việc, tính năng chống ăn mòn,…. Những điều này đã làm đa dạng thêm tính ứng dụng của thiết bị, trong sản xuất công nghiệp.

Một số ví dụ về ứng dụng thực tiễn, của đồng hồ đo lưu lượng có thể kế đến như:

  • Xử lý nước: Thiết bị thường được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước để đo lưu lượng nước qua các giai đoạn khác nhau của quy trình xử lý, bao gồm lấy nước thô, đông tụ, lắng, lọc và khử trùng,…
  • Xử lý nước thải: Thiết bị được sử dụng để đo lưu lượng nước thải qua các giai đoạn khác nhau của quy trình xử lý, bao gồm xử lý sơ cấp, xử lý thứ cấp và khử trùng. Chúng cũng được sử dụng để đo lưu lượng bùn và các sản phẩm phụ khác của quá trình xử lý.
  • Xử lý hóa chất: Sử dụng trong các nhà máy xử lý hóa chất để đo lưu lượng axit, bazơ và các chất lỏng ăn mòn khác qua các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất.
  • Chế biến thực phẩm và đồ uống: Thiết bị được sử dụng để đo lưu lượng chất lỏng trong ngành chế biến thực phẩm và đồ uống, bao gồm sữa, nước trái cây, bia và nước giải khát,…
Ứng dụng của đồng hồ đo lưu lượng điều từ
Ứng dụng của đồng hồ đo lưu lượng điều từ

So sánh đồng hồ đo lưu lượng điện từ với đồng hồ đo lưu lượng tuabin

Cả đồng hồ đo lưu lượng điện từ và đồng hồ đo lưu lượng tuabin đều là hai loại đồng hồ đo lưu lượng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp. Tuy nhiên do hai loại đồng hồ đo này, làm việc dựa trên hai nguyên lý khác nhau, nên chúng sẽ có những điểm mạnh và hạn chế riêng.

Sau đây là so sánh giữa hai loại lưu lượng kế này:

  • Nguyên lý hoạt động: Đồng hồ đo lưu lượng điện từ hoạt động dựa trên hiệu ứng từ Faraday, thông qua việc đo lường, điện áp của chất lỏng dẫn điện, thông qua việc tính toán để có được lưu lượng chất lỏng đó. Trong khi đó, đồng hồ đo lưu lượng tuabin sử dụng rotor tuabin quay để đo lường lưu lượng chất lỏng hoặc khí.
  • Độ chính xác: Lưu lượng kế điện từ thường có độ chính xác cao và ổn định trong khoảng đo nhỏ. Trong khi đó, độ chính xác của lưu lượng kế tuabin thường không cao bằng, nhưng lại phù hợp với các ứng dụng với mức lưu lượng lớn hơn.
  • Ứng dụng: Về ứng dụng lưu lượng kế tuabin có khả năng ứng dụng cho nhiều loại lưu chất làm việc khác nhau, trong khi đó lưu lượng kế điện từ chỉ có thể sử dụng với những loại lưu lượng có khả năng dẫn điện.
  • Giá thành: Giá thành của đồng hồ đo lưu lượng điện từ thường cao hơn so với đồng hồ đo lưu lượng tuabin. Tuy nhiên, đồng hồ đo lưu lượng điện từ thường có tuổi thọ dài hơn và độ ổn định tốt hơn, giúp tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa trong dài hạn.

Tóm lại, đồng hồ đo lưu lượng điện từ và đồng hồ đo lưu lượng tuabin đều có ưu điểm và hạn chế riêng của mình. Sự lựa chọn giữa hai loại đồng hồ này sẽ phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của ứng dụng thực tiễn.

So sáng đồng hồ đo lưu lượng
So sáng đồng hồ đo lưu lượng

Bảo trì và hiệu chuẩn đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Công việc bảo trì và hiệu chuẩn thiết bị, được đánh giá là việc làm quan trọng quyết định đến độ bền của thiết bị, và độ chính xác trong đo lường.

Sau đây là một số lưu ý liên quan đến việc bảo trì và hiệu chuẩn đồng hồ đo lưu lượng điện từ:

  • Kiểm tra định kỳ: Ta cần lưu ý đến việc kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị, công việc này có thể thực hiện bằng cách quan sát, và đánh giá khả năng làm việc, đánh giá tình trạng của thiết bị. Ta nên quan sát xem vị trí liên kết giữa thiết bị với đường ống, có dấu hiệu xì hở hay không, bộ phận thân có xuất hiệu các dấu vết ăn không, kiểm tra và đánh giá độ chính xác trong đo lường.
  • Vệ sinh định kỳ: Dù trong điều kiện làm việc nào đi nữa, để thiết bị có thể duy trì được khả năng làm việc ổn định, ta cần duy trì việc vệ sinh định kỳ. Đặc biệt là những thiết bị làm việc trực tiếp với những lưu chất có tính ăn mòn, hoặc những hệ thống có độ lắng cặn cao.
  • Thường thì sau một thời gian dài làm việc, lưu chất thường sẽ bám vào bề mặt bên trong của đồng hồ đo, đặc biệt là hai điện cực (đầu đo điện áp) điều này làm giảm đi khả năng tiếp xúc giữa điện cực và lưu chất, dẫn đến việc đo lường đánh giá lưu lượng không đảm bảo được độ chính xác cao.
  • Hiệu chuẩn: Để thiết bị luôn trong trạng thái làm việc hiệu quả nhất, và đạt được độ chính xác mong muốn, việc hiệu chỉnh đồng hồ không chỉ cần được thực hiện mỗi khi lắp đặt thiết bị mới lên hệ thống, mà ta cần thực hiện mỗi khí có những thay đổi nhỏ trong hệ thống làm việc, và nên thực hiện kiểm tra và hiệu chỉnh lại theo chu kỳ cố định.

Tổng kết lại, việc bảo trì và hiệu chuẩn thường xuyên đồng hồ đo lưu lượng điện từ, là rất quan trọng để có các phép đo chính xác và đáng tin cậy. Một lưu lượng kế điện từ được hiệu chỉnh và bảo trì tốt, có thể giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động, giảm chi phí bảo trì và đảm bảo độ chính xác của các phép đo lưu lượng.

Hiệu chuẩn đồng hồ đo lưu lượng điện từ
Hiệu chuẩn đồng hồ đo lưu lượng điện từ

 

Tư vấn lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Việc lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện từ ảnh hưởng trực tiếp đến, độ chính xác trong đo lường, độ bền, khả năng khai thác các tính năng của thiết bị,… Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực, cung cấp các giải pháp đo lường, chúng tôi nhận thấy rất nhiều khách hàng còn gặp phải những khó khăn trong việc lắp đặt loại thiết bị này.

Để giúp khách hàng lắp đặt được thiết bị đúng kỹ thuật, một các dễ dàng nhất, chúng tôi có chia sẻ các bước lắp đặt cụ thể, những lưu ý trong quá trình lắp đặt.

Do sự khác biệt về điều kiện làm việc giữa các hệ thống với nhau, nên cách thức lắp đặt chi tiết của thiết bị sẽ có những khác biệt nhất định, tuy nhiên về quy trình lắp đặt cơ bản sẽ có những bước chung như sau:

  • Lựa chọn vị trí phù hợp: Trước khi lắp đặt thiết bị ta cần phải xác định trị lắp đặt trên đường ống, kiểu lắp, không gian lắp đặt và hướng quay của mặt đồng hồ, để đảm bảo các yếu tố như (dễ dàng quan sát số đo, dễ dàng tiếp cận để thao tác điều chỉnh thiết bị, không gian lắp đặt phù hợp với kích thước thiết bị,…)
  • Chuẩn bị các thiết bị và công cụ hỗ trợ: Để có thể lắp đặt được thiết bị lên đường ống, không thể thiếu các loại công cụ hỗ trợ lắp đặt, các loại phụ kiện (bu lông, mặt bích, gioăng làm kín, vòng tiếp điện,…).
  • Lắp đồng hồ đo lưu lượng điện từ lên hệ thống: Tiến hành lắp đặt thiết bị lên hệ thống, thông qua mặt bích clamp,… Trong quá trình lắp đặt cần bố trí thêm hai vòng tiếp địa, ở hai vị trí liên kết của đồng hồ với đường ống.
  • Nối dây tiếp đất: Đấu nối dây dẫn từ đồng hồ đến hai vòng tiếp địa ở trên, sau đó tiếp tục nối thêm dây dẫn xuống đất, mục đích của việc làm này giúp cân bằng điện áp, để đồng hồ làm việc ổn định và chính xác hơn.
  • Kết nối dây cáp: Dây cáp được kết nối từ nguồn điện đến đồng hồ đo để cung cấp năng lượng cho thiết bị (có thể là dùng pin), ngoài ra còn dây cáp truyền tín hiệu đo lường về máy tính điều khiển trung tâm.
  • Kiểm tra và hiệu chỉnh: Sau khi đã hoàn thành xong các bước lắp đặt và đấu nối, ta tiến hành kiểm tra hoạt động và hiệu chỉnh thiết bị theo đúng quy trình hiệu chuẩn của nhà sản xuất.
Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện từ
Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Tư vấn giải đáp thắc mắc về thiết bị

Để lựa chọn được những thiết bị đồng hồ lưu lượng điện từ, phù hợp với nhu cầu sử dụng, cần hiểu rõ thiết bị, hiểu rõ hệ thống. Điều này có vẻ đơn giản nhưng khi đi sâu vào tìm hiểu, sẽ gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với những khách hàng lần đầu tìm mua đồng hồ đo lưu lượng điện từ.

Với mong muốn hỗ trợ khách hàng tìm được những sản phẩm chất lượng, và phù hợp chúng tôi có đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng, hỗ trợ tư vấn những thông tin liên quan đến thiết bị như:

  • Tư vấn giải pháp kỹ thuật: Khách hàng sẽ cung cấp cho chúng tôi những yêu cầu về tính năng mong muốn đối với thiết bị, điều kiện làm việc mà thiết bị cần đáp ứng, đội ngũ kỹ thuật viên, sẽ có nhiệm vụ đưa ra những gợi ý về sản phẩm, để khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn.
  • Tư vấn mua hàng: Sau khi khách hàng đã có quyết định lựa chọn sản phẩm nào cho hệ thống, nhân viên bán hàng sẽ phụ trách, giải thích cho khách hàng hiểu rõ chính sách mua hàng và những ưu đãi được áp dụng.
  • Tư vấn về chế độ bảo hành: Tất cả các thiết bị được cung cấp bởi Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Và Thiết Bị Công Nghiệp VIVA, đều có chính sách bảo hành. Thời gian bảo hành của sản phẩm, phụ thuộc vào chủng loại, cũng như thương hiệu, thường thì sản phẩm sẽ được bảo hành từ 12 đến 18 tháng.

Xem thêm bảng giá đồng hồ đo lưu lượng điện từ 

Hình ảnh đồng hồ đo lưu lượng điện từ
Hình ảnh đồng hồ đo lưu lượng điện từ

Xem thêm sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng nước DN100.

2 đánh giá cho Đồng hồ đo lưu lượng điện từ

  1. Avatar of Hùng

    Hùng (xác minh chủ tài khoản)

    Đồng hồ đo lưu lượng chính xác cao, cảm ơn đã hỗ trợ tư vấn và cung cấp cho tôi sản phẩm này.

    • Avatar of Kien Nguyen

      Kien Nguyen

      Vâng. Em cảm ơn Anh (Chị) rất nhiều.

  2. Avatar of Long Lê

    Long Lê

    Tôi đã nhận được sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng dạng từ tính DN150, sản phẩm chất lượng. Cảm ơn

Thêm đánh giá

THÔNG SỐ KỸ THUẬT
phone-icon zalo-icon