Thiết bị khí nén

Hiển thị tất cả 32 kết quả

-13%
Giá gốc là: 1.500.000 ₫.Giá hiện tại là: 1.300.000 ₫.
-14%
Giá gốc là: 35.000 ₫.Giá hiện tại là: 30.000 ₫.
-13%
Giá gốc là: 230.000 ₫.Giá hiện tại là: 200.000 ₫.
-17%
Giá gốc là: 60.000 ₫.Giá hiện tại là: 50.000 ₫.
-18%
Giá gốc là: 110.000 ₫.Giá hiện tại là: 90.000 ₫.
-8%
Giá gốc là: 2.600.000 ₫.Giá hiện tại là: 2.400.000 ₫.
-20%
Giá gốc là: 50.000 ₫.Giá hiện tại là: 40.000 ₫.
-20%
Giá gốc là: 200.000 ₫.Giá hiện tại là: 160.000 ₫.
-17%
Giá gốc là: 600.000 ₫.Giá hiện tại là: 500.000 ₫.
-25%
Giá gốc là: 20.000 ₫.Giá hiện tại là: 15.000 ₫.
-20%
Giá gốc là: 5.000 ₫.Giá hiện tại là: 4.000 ₫.
-10%
Giá gốc là: 50.000 ₫.Giá hiện tại là: 45.000 ₫.
-33%
Giá gốc là: 15.000 ₫.Giá hiện tại là: 10.000 ₫.
-17%
Giá gốc là: 300.000 ₫.Giá hiện tại là: 250.000 ₫.
-6%
Giá gốc là: 90.000 ₫.Giá hiện tại là: 85.000 ₫.
-17%
Giá gốc là: 60.000 ₫.Giá hiện tại là: 50.000 ₫.
-10%
Giá gốc là: 4.000.000 ₫.Giá hiện tại là: 3.600.000 ₫.
-20%
Giá gốc là: 5.000 ₫.Giá hiện tại là: 4.000 ₫.
-17%
Giá gốc là: 120.000 ₫.Giá hiện tại là: 100.000 ₫.
-25%
Giá gốc là: 120.000 ₫.Giá hiện tại là: 90.000 ₫.
-13%
Giá gốc là: 150.000 ₫.Giá hiện tại là: 130.000 ₫.
-34%
Giá gốc là: 99.000 ₫.Giá hiện tại là: 65.000 ₫.
-18%
Giá gốc là: 55.000 ₫.Giá hiện tại là: 45.000 ₫.
-10%
Giá gốc là: 110.000 ₫.Giá hiện tại là: 99.000 ₫.
-17%
Giá gốc là: 120.000 ₫.Giá hiện tại là: 100.000 ₫.
-21%
Giá gốc là: 19.000 ₫.Giá hiện tại là: 15.000 ₫.
-31%
Giá gốc là: 130.000 ₫.Giá hiện tại là: 90.000 ₫.
-5%
Giá gốc là: 300.000 ₫.Giá hiện tại là: 285.000 ₫.
-8%
Giá gốc là: 130.000 ₫.Giá hiện tại là: 120.000 ₫.
-17%
Giá gốc là: 120.000 ₫.Giá hiện tại là: 100.000 ₫.
-8%
Giá gốc là: 75.000 ₫.Giá hiện tại là: 69.000 ₫.
-21%
Giá gốc là: 1.260.000 ₫.Giá hiện tại là: 999.000 ₫.


Đã từ lâu hệ thống khí nén, đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghiệp, hệ thống là sự kết hợp của nhiều loại thiết bị khí nén, có những chức năng riêng biệt lại với nhau. Tùy theo mục đích sử dụng mà số lượng thiết bị, quy mô hệ thống và độ phức tạp, sẽ khác nhau.

Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những kiến thức cơ bản, đồng thời cũng rất quan trọng liên quan đến hệ thống khí nén bao gồm: Các loại thiết bị khí nén, tầm quan trọng của hệ thống khí nén, các thương hiệu sản xuất thiết bị khí nén,…

Giới thiệu về thiết bị khí nén

Thiết bị khí nén là tên gọi chung dùng cho các loại thiết bị, và phụ kiện được sử dụng trên hệ thống khí nén. Nó bao gồm thiết bị tạo khí nén, thiết bị dẫn truyền và điều tiết khí nén, thiết bị vận hành bằng khí nén.

Các thiết bị khí nén, thông thường sẽ được sử dụng kết hợp lại với nhau để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, ta rất ít khi thấy chúng sử dụng riêng lẻ trong ứng dụng thực tiễn.

  • Thiết bị tạo khí nén: Thường thấy như các loại bơm, máy nén khí (những thiết bị này có chức năng tạo ra dòng khí nén có áp suất cao), khí nén là không khí được nén lại vào một không gian nhất định, từ đó là tăng mật độ và áp suất.
  • Thiết bị dẫn truyền và điều khiển khí nén: Bao gồm các loại dây hơi, đường ống có khả năng chịu áp suất và có độ đàn hồi nhất định, và trên các đường ống được lắp đặt các loại van, để thực hiện nhiệm vụ điều khiển dòng chảy của khí nén, sao cho phù hợp với mục đích làm việc cụ thể. Một số loại van được sử dụng trong hệ thống có thể kể đến như van điều áp khí nén, van an toàn khí nén, van phân phối khí nén,…
  • Thiết bị vận hành bằng khí nén: Đây là những thiết bị ở giai đoạn cuối trong hệ thống khí nén, chúng sẽ trực tiếp sử dụng khí nén để, thực hiện một chức năng nào đó, được thiết kế sẵn.
    Những loại thiết bị vận hành bằng khí nén, có thể kể đến bao gồm xi lanh khí nén, motor khí nén, máy khoang khí nén, máy đột dập khí nén,…
Thiết bị khí nén
Thiết bị khí nén

Tầm quan trọng của hệ thống khí nén

Hệ thống khí nén được nghiên cứu và phát triển để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm nâng hạ, truyền động, tạo ra chuyển động quay,… Tùy thuộc vào quy mô và công suất thiết kế, chúng có thể được ứng dụng trong nhà máy sản xuất, thiết bị máy móc, phương tiện giao thông,… Để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể được thiết kế trước đó.

Tìm hiểu về khí nén

Khí nén được tạo ra từ không khí có trong khí quyển của Trái Đất, bằng các thu gom và nén chúng lại ở mức áp suất cao hơn áp suất khí quyển (ở đây ta lấy ngưỡng áp suất so sánh, là áp suất khí quyển tiêu chuẩn là 1 atm tương đương với khoảng 1.013 bar). Có nhiều cách khác nhau để có thể tạo ra được khí nén, nhưng phổ biến nhất là sử dụng các loại máy nén khí, hoặc các loại bơm.

Áp suất của khí nén có thể được tạo ra ở nhiều ngưỡng khác nhau, phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Để hiểu hơn về khí nén, bạn có thể tham khảo bài viết: Khí nén là gì.

Tìm hiểu về khí nén
Tìm hiểu về khí nén

Hệ thống khí nén công nghiệp

Hệ thống khí nén công nghiệp có mặt trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, trong đó bao gồm công nghiệp phát điện, công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế tạo cơ khí,…

Trong một hệ thống cơ bản sẽ có các thành phần chính, bao gồm máy nén khí (bộ phận tạo ra khí nén), bình tích áp (bộ phận lưu trữ khí nén), ống dẫn khí nén và các loại van (bộ phận phân phối và điều tiết khí nén), các loại máy móc và thiết bị sử dụng khí nén.

Hệ thống khí nén công nghiệp, được ứng dụng để nâng cao hiệu suất làm việc, với ưu điểm chi phí vận hành thấp, hoạt động ổn định và độ bền cao, dễ dàng tích hợp với nhiều loại máy móc, để thực hiện những chức năng riêng biệt.

Áp suất của khí nén bên trong hệ thống, phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể cũng như công suất thiết kế ban đầu, mức áp suất phổ biến thường dao động từ khoảng 7 bar đến 10 bar.

Hệ thống khí nén công nghiệp
Hệ thống khí nén công nghiệp

Một số loại thiết bị khí nén công nghiệp cơ bản

Như mình đã đề cập ở đầu bài viết, một hệ thống khí nén hoàn chỉnh được cấu thành từ nhiều, loại thiết bị và phụ kiện khác nhau, những hệ thống này có độ phức tạp tùy theo quy mô và mục đích sử dụng. Đặc biệt các hệ thống khí nén công nghiệp, hầu hết đều rất phức tạp và được cấu thành từ rất nhiều thành phần thiết bị. Tất cả chúng đều phải đáp ứng được yêu cầu về độ bền, điều kiện làm việc với tần suất cao, chịu được tải trọng lớn,…

Mặc dù có rất nhiều loại thiết bị khí nén, được sử dụng trong công nghiệp, nhưng trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc những thiết bị khí nén cơ bản sau đây.

Máy nén khí

Khi nhắc đến hệ thống khí nén không thể không kể đến máy nén khí, loại thiết bị đóng vai trò tạo ra khí nén để cung cấp cho toàn bộ hệ thống.

Có nhiều loại máy nén khí được sử dụng trong công nghiệp, chúng được phân loại dựa trên cách thức làm việc và cấu tạo chi tiết. Các loại máy nén khí phổ biến bao gồm: Máy nén khí piston hoặc  trục vít, máy nén khí vận hàng thông qua động cơ đốt trong, hoặc vận hành bằng động cơ điện…

Với mỗi loại máy nén sẽ có những ưu điểm cũng như những hạn chế riêng, vậy nên trong quá trình sử dụng khách hàng cần lưu ý đến những yếu tố như: Không gian lắp đặt, độ ồn và độ rung lắc trong quá trình vận hành, công suất làm việc,…

Mức áp suất của khí nén mà những thiết bị này có thể đạt được, rất đa dạng trong khoảng từ 1 bar đến hàng trăm bar. Bộ phận thực hiện chức năng nén khí, được dẫn động bằng thông qua động cơ diesel hoặc động cơ điện.

Máy nén khí
Máy nén khí

Dây hơi khí nén

Trong thực tế sử dụng, hệ thống khí nén được phân bố khắp nhà xưởng, nhờ vào hệ thống đường ống được thiết kế sẵn trước đó, khí nén được tạo ra bởi máy nén khí, sẽ được tích trữ trong bình tích áp, bình tích áp được đấu nối với hệ thống đường ống, để đưa khí nén đến từng phân khu sử dụng. Tuy nhiên đây là hệ thống cố định, được thiết kế cùng với nhà xưởng từ ban đầu, Nên trong quá trình ứng dụng thức tế sẽ gặp phải, những hạn chế nhất định.

Vậy nên để đưa khí nén đến các thiết bị sử dụng, cũng những những bộ phận và phân khu sử dụng khí nén, một cách dễ dàng hơn, dây hơi khí nén là giải hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại.

Dây hơi khí nén thường được làm bằng vật liệu như cao su, nhựa PVC, PU,.. có độ bền và tính linh hoạt cao, đồng thời chúng còn đáp ứng được khả năng chịu áp suất làm việc lớn.

Dây hơi thường được cung cấp với hai kiểu hình dạng chính, bao gồm kiểu dạng dây thẳng và dây lò xo, với kiểu dây xoắn lò xo mang lại độ linh hoạt cao hơn.

Về kích thước, dây hơi khí nén được cung cấp các tùy chọn về đường kính từ 4mm, 6mm, 8mm,… Chiều dài dây có thể thay đổi thông qua việc cắt dây, để có được kích thước phù hợp, tùy theo chủng loại mà dây hơi khí nén thường được cung cấp, theo từng cuộn, mỗi cuộn dài từ 100~200m.

Dây hơi khí nén
Dây hơi khí nén

Van dùng cho hệ thống khí nén

Van khí nén là tên gọi chung cho các loại van, được sử dụng trên hệ thống khí nén. Những thiết bị khí nén này, được sử dụng nhằm mục đích điều tiết, cũng những chuyển hướng dòng chảy của khí nén trong hệ thống, để qua đó đáp ứng được yêu cầu điều khiển hoạt động của cả hệ thống.

Phụ thuộc vào chức năng của từng loại van, chúng sẽ được lắp đặt ở những vị trí khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là trên đường ống, trước các thiết bị sử dụng khí nén, hoặc ngay trên bình tích áp, để kiểm soát việc cấp hoặc ngừng cấp khí nén cho toàn bộ hệ thống phía sau.

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về, một số dòng van thường được sử dụng trên các hệ thống khí nén.

Van phân phối khí nén

Van phân phối khí nén, trên thực tế có rất nhiều khách hàng gọi thiết bị này là van điện từ khí nén, tuy nhiên điều này chưa hoàn toàn đúng, mặc dù van các thiết bị van phân phối khí nén, hiện được sử dụng, trong hệ thống khí nén thường sử dụng lực điện từ để điều khiển van, tuy nhiên còn nhiều loại van khác, có cùng chức năng nhưng được điều khiển thông qua, những phương thức khác nhau.

Còn tên gọi van phân phối khí nén, được sử dụng vì chức năng của loại van này đúng là như vậy, chúng được sử dụng để phân phối khí nén, để các đường ống hoặc dây hơi khí nén khác nhau, để điều khiển hoạt động của thiết bị nào đó trong hệ thống thường thấy nhất là xylanh khí nén.

Một số kiểu điều khiển hoạt động của van phân phối khí nén có thể kế đến như:

  • Điều khiển thông qua lực điện từ
  • Điều khiển thông qua cơ cấu tay gạt
  • Điều khiển thông qua khí nén,…
Van phân phối khí nén
Van phân phối khí nén

Van điều áp khí nén

Van điều áp khí nén có chức năng điều chỉnh áp suất làm việc của khí nén, sau khi đi qua van. Áp suất chỉ được điều chỉnh trong giới hạn, nhỏ hơn cho đến bằng với áp suất đầu vào.

Việc điều chỉnh áp suất của van được thực hiện thông qua việc vặn núm xoay trên thân van, kết hợp với đồng hồ đo áp suất được tích hợp sẵn, cho biết mức áp suất khí nén sau khi đã điều chỉnh. Thiết bị này thường được cung cấp với hai dạng chính, đó là van thiết kế riêng, hoặc được thiết kế với bộ lọc khí nén đi kèm bên dưới.

Van điều áp khí nén
Van điều áp khí nén

Van an toàn khí nén

Van an toàn khí nén là loại thiết bị khí nén quan trọng trong hệ thống, mặc dù nó không trực tiếp tham gia vào việc điều khiển hệ thống làm việc. Chúng thường được lắp đặt trên bình tích áp, đường ống khí nén, để đảm bảo an toàn cho các thiết bị khỏi những hư hại gây ra bởi hiện tượng quá áp, có những trường hợp áp suất bên trong hệ thống tăng cao, còn gây nguy hiểm đối với con người.

Van an toàn khí nén, về cơ bản là một loại van xả tự động khi áp suất bên trong hệ thống tác tác động lên van, tạo một lực lớn hơn lực đàn hồi của lò xo bên trong, lúc này van tự động mở để cho khí nén thoát ra, từ đó áp suất hệ thống được quay về mức an toàn.

Mức áp suất mở van ta hoàn toàn có thể điều chỉnh trực tiếp trên thân van.

Van an toàn khí nén
Van an toàn khí nén

Van bi khí nén

Thiết bị van bi nói chung, là loại van có khả năng đóng mở và điều tiết dòng chảy của lưu chất, được lắp đặt trực tiếp trên đường ống, hoạt động đóng mở và điều tiết của thiết bị này, được thực hiện thông qua việc thay đổi góc quay của bị van (một viên bi kim loại, được khoan một đường thẳng xuyên qua tâm, để cho lưu chất đi qua).

Có nhiều loại van có tính năng tương tự, nhưng van bị được sử dụng phổ biến trong hệ thống khí nén vì những đặc điểm sau:

  • Vận hành dễ dàng và nhanh chóng.
  • Hoạt động ổn định trong nhiều điều kiện, cùng với đó là độ bền cao.
  • Độ kín cao khả năng chịu được áp lực lớn.
  • Đang dạng chủng loại và kích thước, cùng với đó già giá thành phù hợp.

Đa phần các thiết bị van bi sử dụng trên hệ thống khí nén, thường có kích thước nhỏ hơn so với những thiết bị được thiết kế để sử dụng trên đường ống nước, hóa chất hoặc dầu,… Vì khí nén có độ linh động cao hơn, cũng chính vì vậy van dùng cho khí nén cũng yêu cầu được chế tạo với độ chính xác cao, để làm tăng độ kín.

Van bi khí nén
Van bi khí nén

Phụ kiện khí nén

Phụ kiện khí nén bao gồm nhiều loại thiết bị khác nhau, chúng thường được biết đến với chức năng liên kết các phần từ thiết bị khí nén lại, để tạo thành hệ thống hoàn chỉnh, hoặc có những loại phụ kiện được sử dụng để bổ trợ cho một thiết bị nào đó.

Đầu nối nhanh khí nén

Mặc dù là phụ kiện kiện, nhưng đầu nối nhanh khí nén luôn có mặt trên tất cả các hệ thống khí nén, chúng được lắp vào các thiết bị như xylanh, van phân phối, van điều áp,… Để những thiết bị này được liên kết với đường ống, dây hơi cung cấp khí nén một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời trong trường hợp cần thiết, có thể tháo rời những thiết bị kia ra khỏi hệ thống.

Loại phụ kiện này thường được chế tạo từ đồng thau, nhựa hoặc inox với kiểu dáng đa dạng bao gồm kiểu chữ Y, kiểu chữ T, kiểu chữ L,…

Kiểu kết nối loại phụ kiện này thường được thiết kế một đầu chân ren và một đầu chân cắm hoặc hai hai đầu chân cắm trong trường hợp, sử dụng để nối hai đoạn đường ống lại với nhau.

Đầu nối nhanh khí nén
Đầu nối nhanh khí nén

Khớp nối khí nén

Khớp nối khí nén có chức năng gần giống với đầu nối nhanh khí nén, tuy nhiên kiểu nối này mang lại độ ổ định cao hơn, chịu áp suất lớn hơn và khả năng làm kín tốt hơn.

Vì vậy nếu đầu nối nhanh khí nén được sử dụng, trực tiếp lên các loại thiết bị thì khớp nối khí nén, thường sẽ chỉ dùng để liên kết các nhánh đường ống chính với nhau.

Khớp nối khí nén
Khớp nối khí nén

Giảm thanh khí nén

Giảm thanh khí nén hay còn gọi là tiêu âm khí nén, đúng như tên gọi của nó thì loại phụ kiện này được sử dụng để, giảm bớt độ ồn trong quá trình xả khí.

Trong các hệ thống công nghiệp, với áp suất làm việc lớn cộng với quy mô lớn, trong quá trình làm việc tiếng ồn phát sinh trong quá trình làm việc là rất lớn. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động, làm việc trực tiếp với hệ thống, nên việc ta luôn thấy sự hiện diện của giảm âm khí nén, trong hệ thống khí nén.

Ngoài ra thiết bị này còn hỗ trợ ngăn chặn bụi bẩn, và các loại sinh vật xâm nhập và trong hệ thống.

Giảm thanh khí nén
Giảm thanh khí nén

Bộ lọc khí nén

Trong quá trình tạo ra khí nén từ không khí lấy từ bên ngoài, mặc dù đã có bộ lọc khí nén trước đó, nhưng không thể lọai bỏ hoàn toàn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài, mà những tạp chất này có trong khí nén, khi đi vào trong hệ thống sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định trong hoạt động, cũng như là độ bền của toàn bộ hệ thống.

Chính vì vậy bộ lọc khí nén được lắp đặt thêm vào hệ thống để loại bỏ bụi bẩn, hơi nước ngưng tụ,… Thiết bị này không tham gia trực tiếp vào công việc điều khiển, hay thực hiện các tín hiệu điều khiển, nhưng chúng luôn có mặt ở tất cả các hệ thống khí nén lớn nhỏ, để duy trì hoạt động ổn định và nâng cao độ bền, của các loại thiết bị khí nén được sử dụng trong hệ thống.

Bộ lọc khí nén
Bộ lọc khí nén

Xi lanh khí nén

Trong hệ thống, xi lanh khí nén thuộc bộ phận chấp hành được điều khiển để thực hiện các thao tác như nâng hạ, kéo, ép,… Nhờ vào lực được tạo ra do áp suất của khí nén, tác dụng lên mặt piston bên trong xi lanh, khí nén được đưa vào bên trong thiết bị này, thống qua các cửa nạp khí được thiết kế trước đó. Nhờ vào việc điều khiển quá trình cấp khí ta có thể, điều chỉnh được hành trình của ty xi lanh.

Như những thiết bị khí nén khác, xi lanh khí nén được cung cấp với đa dạng các chủng loại, mà dựa trên chức năng và nguyên lý hoạt động, ta có thể phân loại chúng thành các loại như sau:

  • xi lanh tác động đơn
  • xi lanh tác động kép
  • xi lanh hai đầu cần,…

Hấu hết các thiết bị xi lanh khí nén đều, có bộ phận thân được chế tạo nhôm bởi ưu điểm giá thành thấp, trọng lượng nhẹ và khả năng chống oxy hóa ở điều kiện làm việc bình thường.

Một số khác yêu cầu khả năng làm việc với áp suất cao và chịu lực tác động lớn hơn, chúng sẽ có bộ phận thân được chế tạo từ inox, nhưng những thiết bị này thường không được sử dụng phổ biến, vì giá thành cao, đồng thời hệ thống khí nén phổ thông cũng không tạo ra, mức áp suất lớn đến vậy.

Xi lanh khí nén
Xi lanh khí nén

Động cơ khí nén (motor khí nén)

Như bạn đã biết trong kỹ thuật, chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay, là hai kiểu chuyển động phổ biến, chúng đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các ứng dụng. Nếu xy lanh khí nén tạo ra chuyển động tịnh tiến nhờ vào áp suất của khí nén, thì động cơ khí nén sử dụng áp suất của khí nén để tạo ra chuyển động quay.

Dựa trên nguyên lý hoạt động, động cơ khí nén thường được chia thành hai loại chính:

  • Động cơ piston: Động cơ piston hoạt động bằng cách sử dụng khí nén, để đẩy một hoặc nhiều piston, thông qua các cơ cấu đặc biệt, để tạo ra chuyển động quay. Động cơ piston thường được sử dụng, trong các ứng dụng yêu cầu công suất nhỏ hơn và áp suất khí nén cao.
  • Động cơ tuabin: Động cơ tuabin sử dụng luồng khí nén, để tạo ra một lực đẩy trên một bánh tuabin, tạo ra chuyển động quay. Động cơ turbine thường được sử dụng, trong các ứng dụng yêu cầu công suất lớn hơn và áp suất khí nén.

Động cơ khí nén có nhiều ưu điểm, bao gồm độ tin cậy cao, hoạt động mượt mà và hiệu suất cao. Tuy nhiên, chúng cũng có một số hạn chế, bao gồm đòi hỏi nguồn năng lượng để tạo ra khí nén và độ ồn và rung lắc.

Động cơ khí nén (motor khí nén)
Động cơ khí nén (motor khí nén)

Các loại máy móc hoạt động bằng khí nén

Về cơ bản các loại máy móc hoạt động bằng khí nén, cũng được coi là thiết bị khí nén thuộc bộ phận chấp hành, nó gần giống như xylanh và động cơ khí nén. Điểm đặc biệt của những loại máy móc này đó là, chúng được cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều, và có độ hoàn thiện cao hơn, để thực hiện một nhiệm vụ nào đó một cách tối ưu nhất.

Một số loại máy móc, công cụ vận hành bằng khí nén có thể kể đến như:

  • Máy khoan khí nén
  • Máy dập khí nén
  • Kìm khí nén,…
Máy sử dụng khí nén
Máy sử dụng khí nén

Thương hiệu sản xuất thiết bị khí nén

Các thiết bị khí nén sử đước sử dụng khá phổ biến và rộng rãi, và nhìn chung những thiết bị này thường là những thiết bị, đòi hỏi phải áp dụng những công nghệ cao trong quá trình chế tạo, hiện tại phần lớn các thiết bị khí nén được sử dụng tại thị trường Việt Nam, đều là những sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài.

Dưới đây là những thương hiệu chuyên sản xuất các thiết bị khí nén, mà những sản phẩm của họ đã được sử dụng, rộng rãi tại Việt Nam.

Thiết bị khí nén thương hiệu Airtac

Airtac International Group được thành lập vào năm 1988, có trụ sở chính được đặt tại Đài Loan, là đơn vị chuyên sản xuất các loại thiết bị khí nén, bộ phận truyền động, thiết bị điều khiển,… Những sản phẩm của họ được ứng dụng trong ô tô, máy móc công nghiệp, các hệ thống phục vụ công nghiệp sản xuất,…

Các sản phẩm của Airtac được cung cấp với lợi thế cạnh tranh về giá, và chủng loại sản phẩm rất đa dạng, đáp ứng tốt yêu cầu tối ưu hệ thống, được đặt ra. Với những ưu điểm trên Airtac đã mở rộng thị trường của họ đến nhiều quốc gia và khu vực khác nhau, trong đó có thể kế đến những thị trường lớn như: Trung Quốc, Châu Âu, Đông Nam Á, Nhật Bản,…

Thiết bị khí nén thương hiệu Airtac
Thiết bị khí nén thương hiệu Airtac

Thiết bị khí nén thương hiệu CKD

Thương hiệu CKD là một thương hiệu lớn, chuyên sản xuất các thiết bị điều khiển tự động, đến từ Nhật Bản, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến khí nén và thủy lực.

Công Ty CKD Corporation được thành lập vào tháng 4  năm 1943, trải qua thời gian dài không ngừng nghiên cứu và phát triển, thương hiệu CKD Corporation đã trở thành một trong những công ty hàng đầu, trong lĩnh vực điều khiển tự động trên thế giới.

Các dòng sản phẩm của họ bao gồm các loại van điều khiển, bộ lọc khí nén, bộ điều khiển chân không, bộ van xả, máy nén khí và các thiết bị điện tử liên quan đến điều khiển tự động, được đánh giá cao bởi khách hàng của mình vì chất lượng sản phẩm tốt, hiệu quả và độ tin cậy cao. Ngoài Nhật Bản, CKD cũng có các chi nhánh và đại lý trên toàn thế giới để phục vụ khách hàng quốc tế.

Thiết bị khí nén thương hiệu CKD
Thiết bị khí nén thương hiệu CKD

Thiết bị khí nén thương hiệu SMC

Các sản phẩm mang thương hiệu Nhật Bản, từ trước đến nay vẫn được người dùng Việt Nam chúng ta đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, vì vậy mày được rất nhiều bộ phận khách hàng ưu tiên sử dụng. Đối với các thiết bị khí nén cũng không phải là ngoại lệ, vì ngoài CKD chúng ta còn có những sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu SMC, cũng đến từ Đất Nước Mặt Trời Mọc.

Tập Đoàn SMC được thành lập vào năm 1959 tại Nhật Bản, hoạt động chính của công ty là sản xuất các thiết bị khí nén, thủy lực, thiết bị phục vụ hệ thống tự động hóa. Tập đoàn này đã có nhiều năm dẫn đầu thị phần về các loại thiết bị khí nén.

Với Mạng lưới bán hàng có mặt trên cả 5 châu lục, SMC đã chiếm 38% thị phần đối với các sản phẩm thiết bị khí nén, trên toàn cầu. Số lượng văn phòng kinh doanh là 532 tại 83 quốc gia.

Thiết bị khí nén thương hiệu SMC
Thiết bị khí nén thương hiệu SMC

Thiết bị khí nén thương hiệu FESTO

FESTO là một thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực, sản xuất các thiết tự động hóa và điều khiển tự động. Hãng đặt trụ sở tại Esslingen, Đức vào năm 1925 và có mặt trên tại 60 với hơn 250 chi nhánh.

Festo vừa là một công ty toàn cầu, vừa là một công ty gia đình độc lập, họ có chi nhánh ở 60 quốc gia. FESTO cung cấp công nghệ tự động hóa và các giải pháp giáo dục kỹ thuật cho hơn 35 ngành công nghiệp.

Các thiết bị khí nén được sản xuất FESTO, được đánh giá có chất lượng vượt trội, đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn, thị trường Châu Âu khó tính, đồng thời với phương châm phát triển bền vững, nhà máy sản xuất đáp ứng đầy đủ quy định liên quan đến bảo vệ môi trường.

Thiết bị khí nén thương hiệu FESTO
Thiết bị khí nén thương hiệu FESTO

Ứng dụng của thiết bị khí nén

Thiết bị khí nén bao gồm nhiều loại thiết bị khác nhau, chúng được sử dụng trong tất cả các hệ thống sử dụng khí nén. Trong thời điểm hiện tại thì những hệ thống khí nén, gần như đã xuất hiện trong mọi ngành nghề và lĩnh vực, bởi đây là giải pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất lao động, đồng thời tiết kiệm năng lượng và không gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường.

Dưới đây là một số minh chứng về khả năng ứng dụng, của thiết bị khí nén trong thực tế:

  • Trong lĩnh vực chế tạo cơ khí: Thiết bị khí nén chắc chắn không thể thiếu trong các nhà máy, cơ khí chế tạo, vì chính bản thân các loại máy móc, gia công có nhiều bộ phận và cơ cấu được dẫn động nhờ vào áp suất của khí nén.
  • Trong các nhà máy đóng tàu, sản xuất ô tô: Các loại máy móc sử dụng khí nén có thể kể đến, bao gồm hệ thống phun sơn, máy dập khí nén, các loại máy cắt sử dụng khí nén, và vô số loại công cụ sử dụng nguồn động lực từ khí nén khác. Những thiết bị này về cơ bản cũng có thể coi, là một loại thiết bị khí nén.
  • Trong công nghiệp thực phẩm: Các thiết bị khí nén được sử dụng, trong tất cả các nhà máy chế biến thực phẩm, cụ thể ở đây là trên các dây chuyền phân loại, dây chuyền đóng gói, dây chuyền chế biến,…

Trên đây chỉ là một vài ví dụ về khả năng ứng dụng của các thiết bị khí nén, trên thực tế chúng có thể xuất hiện trên mọi lĩnh vực khác nhau, nếu được kết hợp một cách có hệ thống giữa các loại thiết bị khác nhau. Từ đó giúp giải phóng sức lao động, và không ngừng nâng cao năng lực sản xuất.

Ứng dụng của thiết bị khí nén
Ứng dụng của thiết bị khí nén
phone-icon zalo-icon