Van bướm, một trong những thiết bị đóng mở hệ thống lưu chất, được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Trong nhiều năm trở lại đây, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, đã kéo theo nhu cầu về các sản phẩm thiết bị phục vụ trong các hệ thống nhà máy tại Việt Nam.
Trong nhiêu năm trở lại đây, thiết bị này là một trong những loại van, được sử dụng với tần suất ngày một nhiều, với mẫu mã và tính năng sản phẩm, đang được cải tiến và phát triển theo thời gian.
Van bướm là gì?
Van bướm hay còn được biết đến với tên gọi là van cánh bướm, tên tiếng anh là (Butterfly valve), một thiết bị có nhiệm vụ chính là đóng mở hệ thống, được lắp đặt trên các hệ thống đường ống hoặc các tháp, các kho silo.
Ngoài chức năng đóng mở van còn có khả năng điều tiết dòng chảy, chức năng này chỉ có thể thực hiện ở một số loại van nhất định.
Việc đóng mở van được thực hiện bằng cách điều chỉnh góc nghiêng của cánh van.
Khi cánh van nghiêng một góc 90 độ so với mặt cắt ngang đường ống, sẽ đạt trạng thái mở hoàn toàn, và ngược lại khi cánh van song song với mặt cắt ngang của đường ống lúc này van sẽ đóng hoàn toàn.
Việc đóng mở van bướm, có thể thực hiện bằng nhiều các thức khác nhau, tùy thuộc vào loại van.
Với dòng van truyền thống có hai kiểu điều khiển van đó là tác động lực thông quay tay gạt, và tác động vào vô lăng quay.
Với dòng van bướm điều khiển điện và van bướm điều khiển khí nén, ta phải cấp điện hoặc khí nén vào bộ điều khiển, và điều chỉnh dòng điện hoặc dòng khí, thông qua các thiết bị phụ kiện khác, để điều khiển hoạt động của van.
Tên gọi van bướm được lấy cảm hứng từ hình dáng cánh van, của những sản phẩm van bướm đời đầu, là một đĩa tròn với một đường gân thẳng ở chính giữa (đường gân này giống với thân con bướm, đồng thời cánh van hai bên giống như cánh bướm).
Với thiết kế cánh van và nguyên lý đóng mở đơn giản, sản phẩm phù hợp lắp đặt trên:
– Hệ thống đường ống với lưu chất là các loại chất lỏng như: Nước, hóa chất, bùn thải,…
– Các kho silo, trạm trộn với dòng chảy của các loại hạt có kích thước vừa và nhỏ như: Thức ăn chăn nuôi, ngũ cốc, xi măng,…
Lịch sử hình thành và phát triển của van bướm
Theo Wikipedia thì van bướm được phát triển và sử dụng từ những năm cuối thế kỷ 18. Những thiết bị này được ứng dụng trên nhiều mẫu động cơ hơi nước.
Qua nhiều năm nghiên cứu phát triển, áp dụng những tiến bộ trong kỹ thuật luyện kim, các sản phẩm van bướm ngày càng có kích thước nhỏ gọn hơn, và chịu được áp lực cũng như nhiệt độ cao hơn.
Sau Thế Chiến Thứ Hai, cao su tổng hợp được sử dụng trên nhiều loại thiết bị, công cụ và trong đó cả van bướm. Điều này giúp nâng cao tính ứng dụng của chúng.
Với ưu điểm momen xoắn điều khiển van không quá lớn, van có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, dễ dàng kết nối với các loại bộ truyền động khác nhau.
Van càng được sử dụng phổ biến, chủ yếu là phục vụ trong công nghiệp.
Đến nay cùng với sự phát triển về cơ khí, cũng như cơ điện tử và công nghệ truyền tín hiệu không dây. Đã có rất nhiều sản phẩm van bướm hiện đại có khả năng làm việc tự động, thông qua việc lập trình từ trước đó, hoặc được điều khiển từ xa bởi người dùng.
Cấu tạo của van bướm
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm van bướm khác nhau. Với mỗi loại sẽ có những tính năng và cấu tạo riêng biệt, tuy rằng có sự khác biệt nhưng nhìn chung, một sản phẩm van bướm hoàn chỉnh, sẽ được cấu thành từ hai bộ phận đó là: Bộ phận thân van và bộ phận truyền động.
Và khác biệt ở bộ phận truyền động chính là trọng điểm tạo nên khác biệt về tính năng và công công dụng của các thiết bị.
Cấu tạo bộ phận thân van bướm
Thân của các loại van bướm, là bộ phận trực tiếp làm việc với lưu chất công tác. Thân van được cấu thành từ các chi tiết sau:
- Chốt chặn trục van
- Trục van
- Vòng chặn
- Đĩa van
- Gioăng làm kín
- Khung thân van
- Bạc trục dưới
- Bạc trục trên
- Phe gài
Khung thân van
Khung thân của các loại van bướm, được đúc từ một số loại vật liệu như: Gang dẻo, inox 304, inox 316, Thép CF8, nhựa,…
Sau khi trải qua quá trình đúc, sẽ đến các bước gia công xử lý bề mặt như mài, đánh bóng để đạt yêu cầu kỹ thuật về độ bóng và độ chính xác.
Mỗi loại vật liệu dùng để đúc khung của thân van, đều được nghiên cứu, tính toán, chọn lựa kỹ càng sao cho, vừa đảm bảo tính kinh tế, vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về độ bền và độ ổn định khi vận hành.
Ví dụ : Bạn cần sản phẩm van bướm có khả năng chịu lực tốt, làm việc ở môi trường không có tính ăn mòn, thì thiết bị có thân van làm từ gang dẻo là tối ưu, khi giá thành rẻ mà có thể chịu được áp suất cao.
Cánh van
Cánh của van bướm hai còn gọi là đĩa van, là chi tiết trực tiếp tham gia đóng mở dòng chảy, và tiếp xúc liên tục với lưu chất trong thời gian dài. Xuất phát từ điều này, cánh của van bướm cần được chế tạo từ các vật liệu có khả năng chống ăn mòn tốt như: Inox 304, inox 316, thép CF8,…
Được sử dụng trong các đường trong các hệ thống có áp suất cao.
Hoặc có thể là các loại nhựa chịu lực, với những sản phẩm lắp đặt trong hệ thống có áp suất không quá lớn.
Trục van
Xuất phát từ nhiệm vụ truyền momen xoắn xuống chi tiết cánh van, và điều kiện làm việc có độ ẩm cao. Trục van cần được chế tạo từ vật liệu có khả năng chống ăn mòn tốt và có độ cứng cao, nhưng cũng không được quá giòn. Vậy nên các loại vật liệu như inox 304, thép chịu lực,…
Các kiểu trục van được sử dụng phổ biến, trên các sản phẩm van bướm, là loại trục đơn và loại trục đôi.
Với loại trục đơn là loại trục lắp xuyên qua cánh van cho khả năng chịu lực tốt. Loại trục đôi thực chất là hai chi tiết lắp ở hai đầu trên và dưới của cánh van. Ngoài ra còn có những mẫu trục được chế tạo liền với cánh van.
Gioăng làm kín
Gioăng làm kín của van bướm, thường được chế tạo từ cao su tổng hợp hoặc teflon. Được lồng vào giữa cánh van và khung thân van, nhằm mục đích gia tăng độ kín khi đóng van, cùng với đó với những sản phẩm được thiết kế kiểu lắp wafer, gioăng còn có tác dụng làm kín mối ghép của của vị trí lắp đặt.
Trên đây là toàn bộ những chi tiết chính, cấu thành nên bộ phận thân van bướm.
Để những chi tiết chính vừa đề cập đến ở trên, có thể cố định và liên kết lại với nhau tạo thành một thể hoàn chỉnh ta còn cần đến một số chi tiết phụ khác như: Bạc trục van, gioăng làm kín trục van, chốt cố định cánh van với trục van, bu lông đáy van, phe gài,…
Mặc dù những chi tiết này cũng đóng vai trò rất quan trọng, nhưng mình xếp chúng vào những chi tiết phụ bởi lý do, một vài dòng van có thể lược bớt những chi tiết nhỏ này mà thay vào đó họ thiết kế liền luôn các chi tiết với nhau.
Lấy ví dụ như: Chốt cố định cánh van và trục van, nếu thiết kế lỗ cánh van vuông, và phần trục lồng vào cánh van được vát vuông thì, ta có thể lược bỏ được chốt, hoặc với những sản phẩm cánh và trục van được đúc liền cũng không cần đến chốt cánh van.
Cấu tạo bộ phận truyền động của van bướm
Các sản phẩm van bướm hiện nay, sử dụng đến bốn kiểu bộ truyền động khác nhau. Mỗi loại bộ truyền động lại có ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với mục đích sử dụng riêng.
Bộ truyền động khí nén
Đây là loại bộ truyền động được điều khiển, thông qua việc cấp vào thân bộ điều khiển một luồng khí có áp suất cao phù hơp.
Áp suất của khí nén sẽ tác động đến một số chi tiết bên trong bộ điều khiển làm thay đổi vị trí ban đầu của chúng, thông qua một vài cơ cấu biến đổi để tạo ra chuyển động quay, từ đó truyền xuống trục van.
Bạn có thể tham khảo bài viết van bướm điều khiển khí nén để hiểu rõ hơn về cách mà bộ truyền động khí nén làm việc.
Bộ truyền động khí nén có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian cũng như công sức vận hành van, độ bền cao hoạt động ổn định.
Nhưng có nhược điểm đó là cần nguồn cung cấp khí nén, có áp suất phù hợp (khoảng 3bar đến 8bar), và giá thành tất nhiên sẽ cao hơn, so với sản phẩm van bướm tay gạt và loại quay vô lăng.
Bộ truyền động điện
Kiểu bộ truyền động được tích hợp các chi tiết cơ khí và các loại linh kiện điện tử, ngoài việc giúp cho việc điều khiển van trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn, van bướm điều khiển điện còn có các cổng tín hiệu vào và ra, để đưa thông tin đến trung tâm điều khiển hoặc nhận tín hiệu điều khiển.
Dòng điện điều khiển sẽ được xử lý ở bảng mạch điện tử, sau đó đến động cơ điện, để tạo ra chuyển động quay, qua các bộ truyền động để truyền xuống trục van. Bạn có thể tham khảo bài viết van bướm điều khiển điện để hiểu rõ hơn cách thức làm việc của bộ truyền động điện.
Bộ truyền động điện có ưu điểm lớn trong những hệ thống phức tạp, có khả năng điều khiển từ xa, làm việc linh hoạt.
Nguyên lý làm việc của bộ điều khiển điện, được trình bày ở bài viết van bướm điều khiển điện
Nhược điểm của bộ truyền động điện là giá thành cao nhất trong các loại bộ điều khiển, cần dòng điện ổn định để vận hành, người dùng cũng cần phải có kiến thức nền tảng mới có thể vận hành được thiết bị.
Tuy có giá thành cao nhất trong các loại bộ điều khiển, nhưng tuổi thọ thường không cao bằng các sản phẩm van truyền thống, hay van điều khiển khí nén.
Bộ truyền động tay quay
Bộ truyền động sử dụng vô lăng quay của van bướm có cấu tạo khá đơn giản.
Cấu tạo cơ bản của bộ phận này thường bao gồm một bộ truyền động trục vít bánh vít hoặc một bộ truyền động cặp bánh răng côn.
Vì thiết kế khá đơn giản nên bộ truyền động này rất bền, giá thành rẻ dễ dàng sửa chữa bảo dưỡng, điều khiển van không mất quá nhiều sức.
Tồn tại song song với những ưu điểm trên, thì bộ truyền động tay quay vô lăng có những nhược điểm như: Thời gian đóng mở van chậm, không có khả năng làm việc tự động như kiểu sử dụng khí nén hay sử dụng điện.
Cơ cấu tay gạt van bướm
Tay gạt của van bướm là cơ cấu điều khiển van bướm, thô sơ nhất trong tất cả các bộ truyền động kể trên, cấu tạo từ các chi tiết như tay gạt, khóa mỏ vịt, lò xo và đĩa răng cưa định vị.
Với ưu điểm rẻ nhất trong tất cả các bộ biểu khiển, kết cấu đơn giản, chi phí thay thế rất thấp, đóng mở van nhanh gọn.
Nhược điểm là tay gạt không thể đóng mở hệ thống có áp lực lớn, tay gạt có khả năng cao sẽ bị biến dạng nếu lực đóng mở van tác động lên tay gạt lớn, vì giá thành rẻ nên vật liệu chế tạo thường không tốt.
Nguyên lý hoạt động của van bướm
Như đã nói ở phần cấu tạo, hiện nay các sản phẩm van bướm có sử dụng một số bộ truyền động khác nhau. Mỗi bộ truyền động sẽ có cách hoạt động riêng biệt, tuy nhiên chúng đều tạo ra momen xoắn để truyền xuống trục van.
Trục van được liên kết với cánh van thông qua, chi tiết chốt cố định cánh van. Nên hai chi tiết này sẽ có chuyển quay cùng với nhau. Từ đó chuyển động quay từ bộ điều khiển, sẽ được chuyển xuống đến cánh van là làm thay đổi góc quay của cánh van, để điều tiết lưu lượng hoặc đóng mở van.
Để van mở hoàn toàn ta sẽ điều chỉnh góc nghiêng cánh van, nghiêng một góc 90 độ so với tiết diện mặt cắt ngang của đường ống.
Nếu góc nghiêng của cánh van là 0 độ van sẽ ở trạng thái đóng hoàn toàn.
Khi điều tiết lưu lượng dòng chảy, góc nghiêng cánh van sẽ lớn hơn 0 độ và nhỏ hơn 90 độ, càng lệch về phía 90 độ, lưu lượng chảy của lưu chất qua van càng lớn.
Những loại van bướm được cung cấp bởi VIVA
Với kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, và phân phối các thiết bị cũng như các loại van công nghiệp, cùng với đội ngũ nhân viên khảo sát và nghiên cứu thị trường. Chúng tôi nhận thấy van bướm là một trong những dòng van có tính ứng dụng cao trong nhiều hệ thống, đồng thời có thể đáp ứng được, các điều kiện của môi trường làm việc như nhiệt độ, độ ẩm ở Việt Nam.
Biết được tiềm năng phát triển của các dòng sản phẩm này, trong tương lai là rất lớn. Chúng tôi đã nhập khẩu thiết bị với số lượng lớn từ nhiều quốc gia, mẫu mã và kích thước đa dạng, nhằm mục đích đáp ứn tốt nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là các loại sản phẩm van bướm được cung cấp bởi VIVA.
Van bướm tay gạt
Là loại van bướm truyền thống, thiết kế tay gạt được sử dụng trên những thiết bị van cánh bướm đầu tiên, và vẫn còn được sử dụng đến tận thời điểm bây giờ, trên những hệ thống nhỏ. Van có khả năng điều tiết lưu lượng dòng chảy, thông qua cơ cấu khóa mỏ vịt và đĩa chia độ có các răng giới hạn góc mở van.
Van bướm tay quay
Van bướm tay quay có kết cấu phức tạp hơn một chút so với loại tay gạt, thay vì truyền momen xoắn trực tiếp xuống trục van, thì chuyển động quay còn được đi qua một hộp giảm tốc, nhằm mục đích giảm tốc độ quay và tăng momen xoắn truyền đến trục van, nên lực tác động để điều khiển van là rất nhỏ, nhưng bù lại thời gian đóng mở của van cũng sẽ tăng lên. Van phù hợp để lắp đặt ở những đường ống có áp lực lớn, điều kiện làm việc khắc nghiệt.
Van bướm điều khiển khí nén
Van bướm điều khiển khí nén được điều khiển thông qua bộ truyền động sử dụng khí nén, để tạo ra momen xoắn ta cần cấp vào bộ điều khiển một dòng khí nén có áp suất phù hợp. Van có độ bền khá cao, ngoài ra van hoạt động khá ổn định.
Van bướm điều khiển điện
Loại van này hoạt động nhờ vào năng lượng điện cấp cho bộ điều khiển, thiết có khả năng làm việc tự động cao. Các thiết bị van bướm điều khiển điện sẽ có giá thành rất cao, nếu so với các kiểu điều khiển khác. Dòng điện sử đụng để điều khiển van có thể là điện một chiều hoặc điện xoay chiều, với các mức điện áp phổ biến như 220V, 110V, 24V,…
Van bướm điều khiển điện có mẫu mã rất phong phú, bạn có thể tham khảo qua một số hình ảnh bên dưới.
Van bướm mặt bích
Van bướm mặt bích là kiểu van, được thiết kế hai mặt bích hai bên thân van, với mỗi mặt bích sẽ nối với một mặt bích khác của đường ống . Vì kiểu nối mặt bích có khả năng chịu áp lực cao, nên van bướm mặt bích thường có kích thước lớn danh nghĩa lớn hơn DN300, áp suất làm việc PN10, PN16. Mặt bích trên van bướm được thiết kế theo nhiều tiêu chuẩn, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của khách hàng. Một số tiêu chuẩn thiết kế mặt bích được áp dụng trên các sản phẩm van bướm mặt bích là: BS, DIN, ANSI, JIS10K,… Van bướm mặt bích
Van bướm wafer (van bướm kẹp)
Đây là kiểu van bướm được thiết kế các tai xỏ bu lông xung quay thân van, nhằm mục đích cố định van tốt hơn. Nếu chưa từng tiếp xúc với kiểu van bướm này bạn hãy tưởng tượng, van sẽ được đặt ở giữa với hai đầu mặt bích ở hai bên, việc ta cần làm để lắp van là đưa hai đầu đường ống lại sát hai bên mặt van, điều chỉnh độ đồng tâm của các lỗ trên hai mặt bích với những lỗ của tai van bướm. Bước tiếp theo sẽ đưa bu lông vào tất cả các lỗ này, xiết đều từng cặp bu lông đối diện nhau. Lúc này lực xiết của bu lông khiến cho hai mặt bích ép chặt vào thân van.
Van bướm tai bích (Lug type)
Van bướm tai bích cũng được thiết kế và có cách lắp đặt gần giống với kiểu wafer. Điểm khác biệt ở chỗ loại van này có ít tai hơn, với số lượng là hai, bốn hoặc đơn giản chỉ là một cái ngàm để, ngăn cho van không bị nghiêng trong quá trình làm việc.
Van vẫn được nối với đường ống dựa vào lực xiết bu lông khiển cho hai đầu mặt bích ép vào thân van. Van bướm tai bích lắp đặt khá dễ dàng bởi, van thường có kích thước nhỏ, không sử dụng quá nhiều bu lông trong mối ghép, tuy nhiên chỉ phù hợp với những hệ thống có áp suất không quá cao.
Van bướm gang
Là một loại vật liệu được sử dụng rất phổ biến, Gang thường được sử dụng để chế tạo các chi tiết vỏ máy, đế máy với đặc điểm chịu lực khá tốt, giá thành rẻ. Loại vật liệu này được sử dụng để chế tạo bộ phận thân van bướm từ khá sớm. Những sản phẩm van bướm thân gang có khả năng chịu được áp suất ở mức khá, không bị biến dạng, có khả năng làm việc trong mọi điều kiện thời tiết, hơn hết là giá thành rẻ.
Van bướm nhựa
Nhựa một loại vật liệu được chế tạo từ những sản phẩm đi kèm với dầu thô, nói đơn giản khi thác dầu ta thu được dầu thô và một số chất đi kèm, qua một số công đoạn ta tác dầu thô mang đi chế biến, một số sản phẩm còn lại được sử dụng để chế tạo một số vật liệu khác.
Nhựa khá rẻ và có khả năng chống ăn mòn tốt, tuy nhiên khả năng chịu lực và nhiệt độ không cao.
Từ đó các sản phẩm van bướm được chế tạo từ nhựa, phù hợp làm việc với những hệ thống có áp suất thấp, hệ thống có tính ăn mòn cao, và với ưu điểm những loại nhựa chế tạo van thường không độc hại với con người, nên sản phẩm van bướm nhựa được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt cho khu dân cư.
Van bướm thép
Hai loại vật liệu thép và gang đều là hợp kim của sắt, tuy nhiên thép có cơ tính tốt hơn và không giòn như gang.
Các sản phẩm van bướm thân thép có thể chịu được áp suất lớn, nhiệt độ lưu chất cao, và với những lưu chất có tính ăn mòn không quá cao loại van này hoàn toàn có thể đáp ứng được. Giá thành của những sản phẩm van bướm thân thép cũng tương đối cao.
Van bướm đồng thau
Đây là loại van bướm rất dễ gây nhầm lẫn, thường thì ta hay gọi là van bướm đồng phần vì gọi thế cho ngắn gọn, phần vì có nhầm lẫn nó được chế tạo từ đồng nguyên chất.
Như bạn đã biết đồng tự nhiên sẽ có màu nâu đỏ, chứ không ngả ánh vàng. Cộng thêm đồng rất giòn nên không phù hợp để chế tạo van bướm. Mà thay vào đó người ta sử dụng đồng thau, một loại hợp kim của đồng có thành phần chính là đồng và kẽm, có khả năng chống ăn mòn rất tốt, các sản phẩm van bướm được chế tạo từ đồng thau có giá tương đối cao, và ít được sử dụng tại Việt Nam.
Van bướm inox
Inox hay còn gọi là thép không gỉ, sắt là thành phần chính tạo nên loại hợp kim này, tiếp đến là các nguyên tố như Crom, Niken, Carbon, mangan, Nito,… Tùy vào tỉ lệ giữa các chất cấu thành mà ta có một số mác inox khác nhau mang những đặc tính riêng (inox 304, inox 316, inox 316L,…).
Là loại vật liệu dùng để chế tạo thân van phổ thông tốt nhất trong những vật liệu kể trên, van bướm inox có khả năng chống ăn mòn cao, độ cứng còn cao hơn so với thép, an toàn với sức khỏe con người.
Van bướm inox thường được sử dụng trong các lĩnh vực liên quan đến sản xuất thực phẩm, dược phẩm, hóa chất. Giá thành của van bướm inox cao nhất trong tất cả các loại van bướm làm từ các chất liệu phổ thông.
Van bướm vi sinh
Dòng van được sản xuất nhằm mục đích, sử dụng trong các hệ thống sản xuất chế biến các loại sản phẩm như dược phẩm, đồ uống, đồ ăn,… Đây là những sản phẩm được con người sử dụng trực tiếp, nên van bướm cần được chế tạo từ loại vật liệu an toàn với sức khỏe con người.
Các loại vật liệu như inox 304, inox 316, và một số loại thép đặc biệt khác, rất phù hợp để chế tạo van bướm vi sinh.
Sản phẩm được gia công đến bộ bóng cao, nhằm mục đích vệ sinh van được dễ dàng hơn tránh việc bán cặn các loại nguyên liệu trong quá trình chế biến.
Van bướm silo
Thiết bị có kích thước lớn và được bỏ đi chi tiết gioăng làm kín, van bướm silo, được lắp đặt trên các loại tháp silo, các trạm trộn bê tông, mà bên trong có chứa các loại hạt, bột,…
Van bướm silo có thể được chế tạo từ các loại vật liệu như gang, thép, nhôm,… Những loại vật liệu có giá thành tương đối rẻ, có khả năng chịu lực và chống mài mòn tốt.
Các sản phẩm bướm nhập khẩu
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có đơn vị nào sản xuất van bướm, nên tất cả các sản phẩm, trên thị trường Việt Nam hiện tại đều là hàng nhập khẩu từ các thương hiệu nước ngoài. Những sản phẩm được nhập khẩu bởi VIVA, tất cả đều là hàng chính hãng, có đầy đủ giấy tờ CO – CQ. Chúng tôi chuyên nhập khẩu van bướm với số lượng lớn, mẫu mã kích thước đa dạng, nhằm phục vụ khách hàng những sản phẩm chất lượng, với giá tốt nhất.
Van bướm Đài Loan
Là những sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp, từ những thương hiệu sản xuất van bướm danh tiếng lâu năm như: Eaglesky, Jaki, Emico, Haitima…
Những sản phẩm có nguồn gốc từ Đài Loan, luôn cân bằng giữa tính kinh tế và tính kỹ thuật.
Van bướm Trung Quốc
Các sản phẩm van bướm Trung Quốc, có giá thành khá rẻ, bởi quảng đường vận chuyển ngắn, lực lượng nhân công đông đảo, van bướm được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn từ đó góp phần hạ thấp giá thành.
Nhưng hàng hóa Trung Quốc vốn nổi tiếng về công nghệ làm giả, nên hiện nay khách hàng tìm mua sản phẩm, vẫn không có nhiều thiện cảm với các sản phẩm đến từ Trung Quốc.
Mặc dù hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất van uy tín và chất lượng đến từ quốc gia này.
Van bướm Malaysia
Ngoài thương hiệu AUT, thì van bướm ARV cũng giành được khá nhiều sự quan tâm từ phía khách hàng. Đây là hai thương hiệu được chúng tôi chọn lựa, và kiểm tra rất kỹ càng trước khi nhập hàng về từ Malaysia, và trước khi giao các sản phẩm đến tay khách hàng.
Van bướm Nhật Bản
Với hai thương hiệu lớn là Tomoe và kitz đến từ Nhật, những sản phẩm van bướm của hai thương hiệu này, được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Các sản phẩm van Nhật bản, thường có giá thành cao, cùng với đó van được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đi đôi với giá thành.
Van bướm Hàn Quốc
Những sản phẩm van đến từ Hàn Quốc. Tuy có giá thành khá cao, nhưng vẫn rất được lòng người dùng Việt Nam, bởi những thiết bị này có chất lượng khá tốt và nhiều thương hiệu đã được sử dụng, từ rất sớm, nên đã xây dựng được lòng tin, của bộ phận không nhỏ người tiêu dùng.
Ưu nhược điểm của sản phẩm van bướm
Trong ngành van, ngoài dòng van bướm còn tồn tại một số dòng van khác như van bi, vao dao, van cầu,… Lý do của việc này là tất cả các dòng van đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với một số điều kiện và nhu cầu nhất định.
Sau đây hãy cùng mình đi tìm hiểu những ưu điểm cũng như nhược điểm của dòng sản phẩm van bướm.
Ưu điểm
Là một dòng van công nghiệp được sử dụng phổ biến van bướm có những ưu điểm như:
Cấu tạo của van đơn giản, mang đến sự tin cậy và ổn định cao trong quá trình làm việc. Công việc sửa chữa bảo dưỡng van cũng dễ dàng hơn.
Van cho phép chất lỏng lưu thông theo cả hai chiều, và độ sụt áp của chất lỏng sau khi qua van là khá thấp.
Van có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng thấp. Giúp cho công việc lắp đặt van dễ dàng hơn.
Van có giá thành khá rẻ, và cách vận hành đơn giản với loại tay gạt, ta dễ dàng nhận biết được góc mở của cánh van, qua độ lệch của tay gạt.
Van có mẫu mã đa dạng, dải kích thước trải rộng từ DN50 đến DN2000, vật liệu chế tạo phong phú, sử dụng nhiều loại bộ truyền động khác nhau. Những đặc điểm này trực tiếp nâng cao tính ứng dụng của sản phẩm van bướm trong điều kiện thực tiễn.
Là dòng van được sử dụng khá phổ biến nên khách hàng có nhiều lựa chọn cho sản phẩm, cũng như dễ dàng tìm mua sản phẩm ở bất cứ đâu.
Van có độ bền cao, có khả năng làm việc trong một số điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên thiết bị cũng còn tồn tại một số nhược điểm sau:
Van có độ kín thấp hơn van bi, nên sẽ hạn chế cho các hệ thống khí nén.
Gioăng cao su của van dễ bị rách khi sử dụng trong hệ thống chứa nhiều tạp chất trong một thời gian dài.
Kích thước nhỏ nhất của van bướm giới hạn ở khoảng DN50, nên với một số hệ thống có kích thường đường ống nhỏ cần cân nhắc đến dòng van khác.
Tư vấn lắp đặt và bảo trì van bướm
Trước quá trình đưa vào vận hành hoặc trong quá trình vận hành, công việc lắp đặt vào bảo dưỡng các sản phẩm van bướm, cần hết sức lưu ý và thực hiện đúng cách. Tránh những sai sót làm hư hỏng thiết bị trong quá trình lắp đặt và bảo trì van bướm.
Tư vấn lắp đặt
Để lắp đặt thiết bị van bướm vào đường ống, một cách chính xác và nhanh chóng ta nên thực hiện theo thứ tự các bước sau:
Đầu tiên ta cần chuẩn bị đầy đủ tất cả các phụ kiện, công cụ hỗ trợ lắp đặt.
Tiến hành cố định van với mặt bích. Bằng cách đưa van vào giữa hai mặt bích, điều chỉnh tai van và các lỗ xỏ bu lông sao cho đều nhau.
Đưa bu lông vào và xiết cố định ở 4 vị trí là bốn tai van.
Đưa van đã lắp sơ bộ với mặt bích vào đường ống để ướm thử, đồng thời điều chỉnh khoảng cách và độ đồng tâm giữa hai đường ống, sau khi điều chỉnh song ta kê, chèn cố định đường ống bằng các thanh chống, dây giằng hoặc gạch đá.
Sau khi đường ống được kê, chèn chắc chắn, ta hàn điểm giữa đường ống và mặt bích, nhằm cố định hai chi tiết này, đây là một công đoạn cần phải thực hiện cẩn thận, và đặc biệt lưu ý chỉ hàn điểm đủ để cố định, không được hàn trực tiếp toàn bộ mối nối, tránh nhiệt lượng từ mối hàn làm hỏng gioăng của van bướm.
Sau khi đã cố định được van bướm với mặt bích, ta tháo các bu lông liên kết, đưa van da ngoài cách ly hoàn toàn với đường ống.
Thực hiện hàn toàn bộ mối hàn giữa mặt bích và đường, sau khi hàn cần kiểm tra mối hàn đã ngấu chưa, đợi cho mặt bích đã nguội hoàn toàn, ta sẽ tiến hành bước lắp van.
Đưa van vào giữa hai mặt bích, tai hoặc ngàm của van phù hợp với các lỗ bắt bu lông trên mặt bích. Sau đó ta đưa bô lông vào lắp sơ bộ. Tiếp theo ta tiến hành xiết bu lông theo từng cặp đối diện thật đều tay.
Siết lại tất cả các bu lông lại một lần nữa, kiểm tra sơ bộ rồi đến kiểm tra khả năng vận hành của van.
Tư vấn bảo trì
Để một thiết bị có khả năng là việc ổn định và lâu dài, thì công tác bảo trì là không thể thiếu, và thiết bị van bướm cũng vậy. Nhưng không phải ai cũng biết thực hiện sao cho đúng, nhất là đối với những người dùng lần đầu tiên sử dụng các thiết bị này.
Sau đây hãy cùng mình đi tìm hiểu cách bảo trì, bảo dưỡng van bướm sao cho khoa học và hiệu quả nhất.
Tùy theo từng loại van và thông qua thực nghiệm kiểm chứng, nhà sản xuất sẽ đưa ra một khoảng thời gian nhất định, để tiến hành bảo trì sản phẩm, thường sẽ nằm trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 12 tháng cho một lần bảo dưỡng.Ta có thể lấy nó làm cơ sở để tiến hành bảo dưỡng định kỳ cho sản phẩm của chúng ta.
– Đầu tiên về thời hạn tiến hành bảo dưỡng: Những thiết bị hoạt động ở những môi trường có hàm lượng bị bẩn và và những khu vực gần biển (trong không khí có hàm lượng ion muối khá cao), thì nên được bảo trì thường xuyên nhất, cụ thể khoảng 6 tháng 1 lần.
Ngoài điều kiện làm việc thì kết cấu van cũng ảnh hưởng đến khoảng thời gian bảo trì van. Loại van càng có kết cấu đơn giản thì càng ít phải bảo trì.
Vật liệu cấu thành, van được chế tạo từ vật liệu tốt thì cũng ít phải bảo trì hơn.
– Xong vấn đề thời gian, tiếp theo là các bước thực hiện: Để bảo trì van bướm ta cần tháo dời, cách ly van bướm ra khỏi hệ thống làm việc.
Sau đó tháo rời các bộ phận và chi tiết cấu thành nên van bướm, để tiến hành vệ sinh và kiểm tra. Sau đó là khắc phục hư hại nếu có, ví dụ đơn giản nhất là sơn lại khung thân van nếu có dấu hiệu bong tróc, hoặc xử lý các vết gỉ trên thân van.
Sau khi xử lý xong toàn bộ chi tiết, ta tra thêm dầu mỡ bôi trơn và trục van và các thiết bị truyền động, rồi lắp lại như ban đầu. Sau đó kiểm tra hoạt động trong hệ thống là xong.
Ngoài công tác bảo trì cũng cần kiểm tra thường xuyên, để phát hiện những hư hỏng đột xuất, từ đó đưa ra hướng giải quyết nhanh gọn.
Tư vấn lựa chọn sản phẩm van bướm phù hợp
Trong nhiều năm làm việc làm việc trong lĩnh vực phân phối van, hỗ trợ tư vấn sản phẩm cho rất nhiều khách hàng. Mình có rút ra được một số lưu ý trong việc lựa chọn các sản phẩm van bướm như sau.
Đầu tiên chúng ta cần chú ý đến các thông số của lưu chất làm việc: Trạng thái của lưu chất (rắn, lỏng, khí), tính chất hóa học của loại lưu chất đó, độ nhớt của lưu chất , tốc độ dòng chảy,…
Khi đã nắm rõ hết tính chất của lưu chất công tác, ta mới có cơ sở để lựa chọn sản phẩm van bướm được chế tạo từ vật liệu gì.
Tiếp theo là các thông số của hệ thống và đường ống như kích thước đường ống, áp suất và nhiệt bên trong hệ thống đường ống, vị trí lắp đặt van trên đường ống.
Thông qua những thông số này ta sẽ xác định được kích thước van, kiểu lắp của van, điều kiện van cần đáp ứng như áp suất, nhiệt độ làm việc, công suất của bộ truyền động.
Xác định kiểu điều khiển mong muốn của van: Như đã nói trước đó van bướm có nhiều kiểu điều khiển khác nhau, nên trước khi chọn mua sản phẩm chúng ta cần xác định trước, nhu cầu của chúng ta là gì để cân nhắc cho phù hợp. Với kiểu van bướm điều khiển điện và điều khiển khí nén giá thành sẽ khá cao nhưng đổi lại ta có những sản phẩm có khả năng vận hành độc lập, đóng mở nhẹ nhàng không tốn sức, có thể điều khiển từ xa.
Với kiểu van tay gạt và tay quay có giá thành rẻ hơn, ít phải bảo dưỡng sửa chữa, nhưng ta phải làm việc trực tiếp với van rất mất thời gian và công sức, loại van này phù hợp cho các hệ thống nhỏ với số lượng van ít, với quy mô công nghiệp, cá nhân mình nghĩ là không nên.
Xác định chế độ làm việc của van: Tiêu chí này chỉ áp dụng đối với van điều khiển khí nén và van điều khiển điện, vì với sản phẩm tay quay và tay gạt luôn có cơ cấu điều khiển độ nghiêng cánh van bằng tay.
Nếu bạn cần một thiết bị chỉ để thực hiện chức năng đóng mở, thì van bướm kiểu ON/OFF là tối ưu nhất vừa đáp ứng tốt nhu cầu làm việc, vừa đảm bảo được tính kinh tế.
Ứng dụng của van bướm
Van bướm là một trong những thiết bị, được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống khác nhau, thuộc nhiều lĩnh vực, bởi đây là một loại van mang trong mình khá nhiều ưu điểm. Dưới đây là một vài lĩnh vực có sử dụng đến các sản phẩm.
+ Ứng dụng trong nông nghiệp:
- Sử dụng trên các hệ thống đường ống thủy lợi, phục vụ việc cấp thoát nước cho nông nghiệp.
- Sử dụng trên các hệ thống điều tiết nước, ở các đầm, hồ nuôi thủy hải sản.
- Đặc biệt với sản phẩm van bướm silo, được lắp đặt trên những tháp silo lưu trữ lương thực, ngũ cốc,..
+ Ứng dụng trong công nghiệp:
- Sử dụng trên các hệ thống đường ống của nhà máy sản xuất nước sạch, nhà máy xử lý nước thải.
- Lắp đặt trên các silo nguyên liệu để sản xuất xi măng.
- Sử dụng trong các nhà máy sản xuất đồ uống.
- Sử dụng trong các nhà máy thủy điện,…
+ Ứng dụng trên một số phương tiện, máy móc:
- Được sử dụng rất phổ biến trên tàu biển, nhằm mục đóng mở hoặc điều tiết các đường ống cung cấp nguyên liệu, hoặc nước làm mát.
- Trên xe trộn bê thông, xe thông tắc hệ thống thoát nước, van được sử dụng để đóng, xả thùng hoặc ống dẫn các loại lưu chất có độ đậm đặc cao, như bùn đất hoặc bê tông trộn.
Đây chỉ là một vài ứng dụng phổ biến thường gặp của thiết bị van cánh bướm, qua đây cũng đủ để ta nhận ra tầm quan trọng của các sản phẩm.
Mua sản phẩm van bướm tại VIVA
Nếu bạn đang tìm mua các sản phẩm van bướm. Đến với VIVA, chúng tôi có đủ tất cả các sản phẩm, được nhập khẩu từ nhiều quốc gia như: Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Với mẫu mã phong phú, kích thước đa dạng phù hợp với hầu hết các hệ thống đường ống tại Việt Nam.
Tất cả các sản phẩm được chúng tôi cung cấp đều có đầy đủ giấy tờ CO – CQ.
Thiết bị được chúng tôi nhập khẩu với số lượng lớn, trực tiếp từ nhà sản xuất. Luôn đảm bảo giá cả thấp nhất thị trường.
Van giao đến khách hàng được bảo hành lên đến 12 hoặc 18 tháng, nếu có lỗi từ phía nhà phát hành chúng tôi hỗ trợ đổi trả miễn phí.
Tại VIVA chúng tôi có đội ngũ tư vấn sản phẩm chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng giải đáp tất cả các thắc mắc đến từ phía khách hàng.
Xem chi tiết bảng giá van bướm tại Viva